Blog Archive

Hình ảnh chủ đề của Storman. Được tạo bởi Blogger.

Categories

Text Widget

Translate

Facebook

Popular Posts

Pages

Subscribe Via Email

Subscribe to our newsletter to get the latest updates to your inbox. ;-)

Your email address is safe with us!

Thứ Sáu, 20 tháng 5, 2016

Hé lộ ý nghĩa các kí hiệu trên chai, hộp nhựa


Các vật dụng được làm từ chất liệu nhựa như chai, hộp được sử dụng phổ biến trong các gia đình. Thế nhưng đã bao giờ bạn bạn lật đáy chai, hộp mà để ý đến kí hiệu hình tam giác với các mũi tên và một con số ở giữa? Thông tin này vô cùng quan trọng thế nhưng có thể khẳng định hầu hết mọi người đều không hiểu được ý nghĩa của chúng. Con số đó chỉ ra cho bạn những thông số kĩ thuật chỉ số an toàn hay gây hại của loại nhựa mà bạn đang sử dụng. Hiểu được những chỉ số này sẽ giúp bạn biết cách sử dụng đồ nhựa một cách an toàn hơn.

Số 1 – PET hay PETE (nhựa Polyethylene terephthalate)

Nhựa Polyethylene terephthalate là một trong những chất dẻo được sử dụng nhiều nhất trong các sản phẩm tiêu dùng. Loại nhựa này được tìm thấy ở hầu hết các chai nước khoáng, nước ngọt, và một số bao bì. 

Nó được dùng làm các đồ chứa đựng sử dụng một lần, tái sử dụng lại sẽ làm tăng nguy cơ nước bị thẩm thấu qua và vi khuẩn phát triển, còn đựng nước nóng quá 70 độ C sẽ khiến đồ vật biến dạng và phân giải ra các chất có hại cho sức khỏe. Những chai nước này có thể tiết ra các kim loại nặng và hóa chất có ảnh hưởng đến sự cân bằng nội tiết tố. Các nhà khoa học cũng phát hiện ra rằng, chế phẩm nhựa này nếu sử dụng quá 10 tháng có thể sinh ra các chất gây ung thư.

Ngoài ra, nhựa PET rất khó khử trùng và việc vệ sinh hợp lý cho loại nhựa này đòi hỏi phải dùng hóa chất độc hại.

Số 2 – HDP hoặc HDPE

Các chai nhựa này thường cứng và có khả năng chịu nhiệt tới 110 độ C, được dùng để đựng thực phẩm, sữa tắm hoặc các vật có độ tinh khiết cao.

Loại nhựa này không có hóa chất và là loại an toàn nhất bạn có thể tìm thấy trên thị trường.

Tuy nhiên, khi tái sử dụng cần hết sức lưu ý, vì loại nhựa này khó làm sạch, các chất còn sót lại rất dễ trở thành ổ vi khuẩn.

Số 3 – PVC hoặc 3V

Các loại giấy gói thực phẩm, chai đựng dầu ăn hay đường ống dẫn nước... được làm từ nhựa PVC. 

Trong nhựa PVC có chứa phthalates – một trong những hợp chất hóa học gây cản trở sự phát triển của hormone. Nó được xem là không an toàn khi tiếp xúc với nhiệt độ cao (chỉ chịu được nhiệt độ tới 81 độ C). Do đó, bạn nên hạn chế tối đa sử dụng loại nhựa số 3 này trong việc lưu trữ thực phẩm. Thông thường, nhựa PVC hiếm khi được chấp nhận trong các chương trình tái chế.

Số 4 – LDPE

LDPE là loại nhựa có chứa polyethylene mật độ thấp. Nó thường được dùng làm các loại túi nhựa đựng hàng tạp hóa, giấy gói thực phẩm... Loại nhựa này được xem là khá an toàn, nhưng nó cũng được chấp nhận trong các chương trình tái chế.

Số 5 – PP (nhựa Polypropylene)

Hộp sữa chua, chai đựng nước lọc, lọ đựng thuốc, chai đựng nước xiro hoặc nước sốt cà chua, tương ớt, ống hút... đều là chế phẩm của loại nhựa số 5 này. Loại nhựa này cứng và nhẹ, có thể chịu được nhiệt độ rất cao (tới 167 độ C). Do tương đối an toàn nên PP có thể quay trong lò vi sóng và tái sử dụng.

Số 6 – PS (nhựa Polystyrene)

PP còn được gọi là xốp, là một loại nhựa khá rẻ tiền, trọng lượng nhẹ, thường được sử dụng trong khâu đóng gói bao bì. Loại nhựa này được sử dụng để làm ra các loại đĩa và ly dùng 1 lần.

Tuy nhiên, ngày càng có nhiều bằng chứng cho thấy rằng loại đồ nhựa này có khả năng tiết ra các chất hóa học độc hại, đặc biệt là khi đun nóng. Do đó, các gia đình nên tránh xa các loại đồ nhựa mang nhãn số 6. 

Số 7 – PC (nhựa Polycarbonate) hoặc đồ dùng nhựa không có ghi ký hiệu

Các sản phẩm sử dụng nhựa PC hoặc các loại nhựa tái chế khác không được ghi nhận và chuẩn hóa thường là đồ dùng một lần. Đặc biệt, nếu chai nhựa PC có sử dụng chất BPA (Bisphenol A) thì sẽ càng có hại cho cơ thể.


Tóm lại, để đảm bảo sức khỏe gia đình, hãy kiểm tra đáy chai, hộp trước khi mua và sử dụng.

0 on: "Hé lộ ý nghĩa các kí hiệu trên chai, hộp nhựa"