Blog Archive

Hình ảnh chủ đề của Storman. Được tạo bởi Blogger.

Categories

Text Widget

Translate

Facebook

Popular Posts

Pages

Subscribe Via Email

Subscribe to our newsletter to get the latest updates to your inbox. ;-)

Your email address is safe with us!

Thứ Năm, 19 tháng 5, 2016

Chia sẻ kinh nghiệm mở cửa hàng sữa


Sữa từ lâu đã trở thành thực phẩm tiêu dùng thường xuyên và ngày càng nhận được nhiều sự quan tâm từ phía người tiêu dùng. Hiện nay có không ít gia đình hay các bà nội trợ muốn mở một cửa hàng chuyên doanh sữa hay các cửa hàng mẹ và bé để kiếm thêm thu nhập. Tuy nhiên đây là hướng kinh doanh tiềm năng nhưng nếu không có kinh nghiệm bạn sẽ rất khó đạt được mục tiêu mà mình mong muốn.

Bài viết dưới đây là tổng hợp từ một đoạn hội thoại hỏi đáp cần tư vấn của một bà mẹ có ý định mở cửa hàng sữa kinh doanh để kiếm thêm thu nhập và được các cư dân mạng chia sẻ những kinh nghiệm mà họ biết. Nếu bạn cũng đang có ý định hãy tham khảo biết đâu sẽ giúp ích cho bạn nhé.

>>> Tham khảo thêm : Tư vấn mở cửa hàng kinh doanh sữa, bỉm
Mở cửa hàng kinh doanh sữa cần những gì? 

Xin chào mọi người, mình hiện đang làm văn phòng ở công ty về thực phẩm, lương chỉ gọi là tạm đủ chứ không có dư giật nhiều, qua tìm hiểu mình nảy sinh ý định mở cửa hàng kinh doanh sữa để kiếm thêm thu nhập. 

Mặc dù sữa là một mặt hàng tiêu dùng nhanh nhưng em biết thực tế kinh doanh sữa cũng không phải chuyện dễ dàng. Em mong các anh chị góp ý tư vấn giúp em về vốn, mặt bằng ,nơi phân phối sữa, nguồn hàng ở đâu là bảo đảm, nên bán loại sữa nào thì tốt nhất,..

-----------------------------------

Chào bạn, mình không có kinh nghiệm về việc mở cửa hàng bán sữa nhưng đứng về phía khách hàng, người đi mua hàng thì mình có góp ý nhỏ như thế này. Khách hàng mua sữa (nhất là các bà mẹ có con nhỏ) đều là những người tiêu dùng thông thái nên khó đánh lừa được họ lắm, cả về giá lẫn chất lượng, tốt nhất là nên nói thật sản phẩm. Ngoài ra, còn thường xuyên cung cấp thông tin về sản phẩm khách hàng, thi thoảng hỏi han tình hình sức khỏe và em bé của khách hàng, làm khách hàng cảm thấy vui thì việc kinh doanh sữa tươi sẽ tiêu thụ được đều đặn hơn.

Nếu bạn có nhu cầu bán online nữa thì cũng nên chú trọng đối tượng khách này. khách hàng online đa phần thì rất kỹ tính và khó tính, nhiều người hỏi linh tinh 1 hồi mất thời gian rồi không mua gì, chuyện mua bán cũng ko dc thuận lợi ở khâu giao-nhận hàng... Nếu không có kinh nghiệm thì bạn đừng vội buôn bán trên mạng.

Theo độc giả Tran Phuong

----------------------------------------

Chào bạn, mình đã từng là nv của 1 cty sữa, có 1 thời gian mình đi phân phối, giao hàng và tìm đại lý cho cty nên có chút kinh nghiệm chia sẻ cho bạn. 

– Về vốn tối thiểu để nhập hàng: Tuỳ thuộc vào tiềm năng của khu vực thị trường, theo mình, tình hình chung hiện nay, bạn chỉ cần nhập mỗi dòng sữa 4-6 lon, nó rơi vào khoảng gần 100 triệu. Sau đó, khi xác định được dòng sữa nào bán chạy, lượng tiêu thụ cao thấp như nào, từ đó mà đầu tư cho cửa hàng số vốn bao nhiêu. Tất nhiên nếu hướng tới bán buôn sữa thì lượng vốn tối thiểu phải rơi vào hàng tỉ. 

– Hình thức nhập hàng: Có 2 hình thức: 

1 là bạn nhập hàng của nhà phân phối khu vực bạn đang ở. mỗi khu vực địa lý sẽ có 1 nhà phân phối độc quyền, nhà phân phối chính là đại lý uỷ quyền của công ty. Ví dụ, ở chỗ bạn sẽ có nhà phân phối abc, là nhà phân phối độc quyền của công ty vinamilk ở khu vực tỉnh bạn. Thường bạn sẽ phải đăng ký chỉ tiêu nhập hàng trong tháng từ đầu tháng, ứng với mỗi chỉ tiêu là một mức trả thưởng hoặc chiết khấu, sẽ được trả vào cuối tháng. 

2 là nhập hàng của các đại lý trung gian. Bạn thích lấy bao nhiêu cũng được, mỗi lần lấy hàng bạn lấy nhiều thì chiết khấu sẽ càng cao. Họ sẽ chiết khấu trực tiếp trên đơn hàng cho bạn, không chờ đợi cuối tháng mới chiết khấu như công ty nữa. Như vậy vốn của bạn sẽ không bị tồn đọng 

– Bán nhiều loại hay một loại thì tốt hơn: Bán sữa và các sản phẩm liên quan đến sữa thôi. Ví dụ: chuyên sữa bột, sữa tươi, váng sữa, sữa chua, phô mai… Gì chứ vấn đề ăn uống của con cái rất quan trọng, phụ huynh nào cũng muốn mua ở nơi uy tín, chuyên sữa, sẽ yên tâm hơn. Đó là tâm lý chung. 

– Bán sữa của hãng nào thì tốt nhất: Tốt có 3 nghĩa, tốt cho việc kinh doanh của bạn, chất lượng sữa tốt và lượng tiêu thụ tốt. Lượng tiêu thụ tốt tức là hãng sữa bán được nhiều, nhiều nhất thì mang tính tương đối, chất lượng sữa tốt thì hãng nào sữa cũng tốt, và tìên nào của nấy. Và tốt cho việc kinh doanh của bạn là sữa bán được chiết khấu cao và nhiều người mua. Đây mới là cái tốt mà người kinh doanh nào cũng muốn hướng đến. 

– Thiết bị: Chuẩn bị quầy, tủ lạnh, tủ đông, kệ trưng bày sữa ... phù hợp với cửa hàng. 

- Về lợi nhuận: Sữa là mặt hàng tiêu dùng nhanh, thường xuyên, cho nên bạn không cần phải quá ngạc nhiên khi biết lợi nhuận trên lon sữa rất ít, chỉ vài chục, có khi vài nghìn đồng mà thôi. Nhưng nó lại được mua thường xuyên trong tháng nên nếu biết cách kinh doanh, bạn vẫn có lợi nhuận cao, nhất là khi mà các gia đình bây giờ, chẳng có em bé nào là không uống sữa, dù giàu hay nghèo.

Nếu bạn có nhu cầu mở cửa hàng, siêu thị kinh doanh sữa hãy liên hệ với http://tongkhogiake.com/ - đơn vị hàng đầu chuyên sản xuất và cung cấp các loại kệ bày hàng cho siêu thị, cửa hàng. Đến với Thăng Long bạn sẽ nhận được những tư vấn, chia sẻ bổ ích nhất, bên cạnh đó là những ưu đãi tốt nhất cho quý khách hàng.

Hotline: 0919.467.868 / 0964.196.611

0 on: "Chia sẻ kinh nghiệm mở cửa hàng sữa"