Blog Archive

Hình ảnh chủ đề của Storman. Được tạo bởi Blogger.

Categories

Text Widget

Translate

Facebook

Popular Posts

Pages

Subscribe Via Email

Subscribe to our newsletter to get the latest updates to your inbox. ;-)

Your email address is safe with us!

Thứ Năm, 19 tháng 5, 2016

Móc treo phụ kiện điện thoại

- Không có nhận xét nào

Hiện nay rất nhiều cửa hàng điện thoại di động hay các shop phụ kiện điện thoại sử dụng các lưới treo phụ kiện kết hợp với các loại móc treo đồ để trưng bày các mặt hàng phụ kiện của mình. Không chỉ mang lại hiệu quả khi treo đồ, các loại móc treo với mẫu mã đẹp mắt tạo nên sự chuyên nghiệp, phong cách và gây được ấn tượng tốt đẹp với khách hàng.

Móc treo phụ kiện điện thoại được cài vào lưới dùng để treo các mặt hàng phụ kiện như : tai nghe, pin, ốp lưng, bao da, máy nghe nhạc, gậy tự sướng, kính cường lực ... Không những vậy chúng còn được sử dụng treo các sản phẩm thời trang, mỹ phẩm, đồ văn phòng phẩm, giày dép, hàng gia dụng, hàng tạp hóa ...


Mô tả chi tiết :

- Cấu tạo : gồm 1 một đầu có móc ngoàm được cài trực tiếp vào lưới, còn một đầu để treo hàng.
- Kích thước : 10cm, 15cm, 20cm, 25cm, 30cm.
- Chất liệu sắt mạ inox sáng bóng, miễn nhiễm han gỉ, mài mòn.
- Gồm 2 mẫu: 
+ Móc treo đơn
+ Móc treo đôi : gồm 2 thanh treo song song, 1 thanh có đầu để cài giá, 1 thanh dưới để treo hàng.

Nếu bạn có nhu cầu sử dụng móc treo hãy liên hệ với Thăng Long - chúng tôi chuyên cung cấp các loại móc treo đồ giá rẻ chất lượng cao với đủ các loại mẫu mã, chủng loại và kích thước. Ghé thăm web để biết thêm chi tiết và có thể tham khảo thêm các sản phẩm về giá kệ siêu thị, kệ kho hàng và kệ thời trang ...

Hotline : 0919.467.868 - 0964.196.611

Bán lưới treo phụ kiện điện thoại giá rẻ nhất

- Không có nhận xét nào

Lưới treo phụ kiện điện thoại là loại lưới treo hàng được sử dụng rất phổ biến hiện nay. Chúng có cấu tạo là tấm lưới sắt đan ô vuông và không có khung bao quanh. Lưới được bắt vít vào tường và kết hợp sử dụng với các loại móc treo để treo hàng.

Lưới được sử dụng nhiều trong các cửa hàng điện thoại, phụ kiện treo các đồ phụ kiện điện thoại như ốp lưng, kính cường lực, tai nghe, loa, gậy tự sướng ... Lưới được bán theo m2 tùy vào diện tích bạn muốn trưng bày mà lựa chọn kích thước lưới cho phù hợp.


Nếu bạn có nhu cầu tìm mua lưới treo phụ kiện cùng với móc treo đồ phụ kiện hãy liên hệ với Thăng Long - chúng tôi là tổng kho sản xuất kiêm bán buôn các loại kệ siêu thị, kệ kho cùng với các trang thiết bị nội thất cho cửa hàng, siêu thị, shop thời trang ... Liên hệ ngay để được tư vấn và báo giá tốt nhất nhé.

Hotline : 0919.467.868 - 0964.196.611

Mở cửa hàng tạp hóa lấy hàng ở đâu?

- Không có nhận xét nào


Một cửa hàng tạp hóa với những kệ bày hàng đầy ắp hàng hóa luôn gây được sự thích thú với khách hàng. Bên cạnh đó hàng hóa bạn cần phải thật đa dạng đáp ứng được mọi đối tượng khách hàng thì mới giữ chân được khách hàng. Cùng với mặt bằng thì nguồn hàng chính là một trong những yếu tố rất quan trọng ảnh hưởng không nhỏ đến thành công của cửa hàng. Vậy nguồn hàng cho cửa hàng tạp hóa nhập ở đâu?

>>> Xem thêm : Mở siêu thị mini cần bao nhiêu vốn
>>> Xem thêm : Kệ bày hàng tạp hóa

Lấy hàng tại Metro

Siêu thị Metro là siêu thị bán sỉ khá nhiều hàng hóa không chỉ riêng cho các nhà kinh doanh mà còn cho người tiêu dùng khi muốn mua hàng số lượng lớn, và giá cả ở đây cũng khá hợp lý. Với nguồn hàng này bạn sẽ có được số lượng hàng hóa tùy ý ( trên mức tối thiểu) và đa dạng nguồn hàng từ nhiều nhà sản xuất.

Và tại các siêu thị lớn bạn sẽ không phải lo lắng liệu mình có mua phải hàng giả hay hàng chất lượng kém, hàng nhái.

Nguồn hàng ở đây phù hợp cho cả cửa hàng bán lẻ loại vừa và nhỏ lẫn các cửa hàng có diện tích hớn. Hệ thống siêu thị có phương tiện đưa hàng về cho khách hàng nếu số lượng bạn mua đến mức yêu cầu.

Lấy hàng tại các cửa hàng phân phối

Nhiều cửa hàng có diện tích lớn ngoài bán lẻ cho người tiêu dùng họ còn phân phối hàng giá sỉ cho khách hàng kinh doanh và có nhu cầu. Tuy nhiên hàng hóa tại các cửa hàng này phân phối giá sỉ với số lượng mặt hàng giới hạn hơn. Ví dụ tại nhiều cửa hàng chỉ bán giá sỉ sản phẩm nước ngọt, tại nhiều cửa hàng khác chỉ kinh doanh giấy ăn, khác với sự đa dạng hóa tại các siêu thị cung cấp hàng giá sỉ. Vì vậy đòi hỏi nguồn hàng của bạn phải đa dạng. Tuy nhiên một điều yên tâm là tại các cửa hàng này sẽ có phương tiện chuyên chở hàng hóa đến tận nơi bạn yêu cầu, nhưng giá vận chuyển cũng không quá cao tùy thuộc vào hàng hóa và trao đổi giữa 2 cửa hàng.


Lấy hàng tại các chợ đầu mối

Chợ đầu mối là địa điểm hiệu quả cho bất cứ cửa hàng kinh doanh tạp hóa nào. Mẫu mã đa dạng, nhiều mặt hàng, giá cả rẻ và cho phép bạn mua với số lượng tùy ý. Hàng hóa ở đây của các tiểu thương đều cạnh tranh về giá rất gay gắt vì vậy bạn không cần lo lắng quá về việc mình có bị “mua hớ” hay không.

Tuy nhiên chất lượng hàng hóa ở đây khó có thể đảm bảo và rất nhiều hàng nhái, hàng giả và chất lượng rất kém. Nhất là các hàng đồ ăn đóng gói và nước uống. Vì vậy nếu lấy hàng ở đây bạn phải thật tinh ý để không bị lựa nhầm hàng giả cũng như các tiểu thương trộn hàng giả vào lô hàng.

Đại lý phân phối cho các hãng lớn

Ngoài việc lấy hàng tại các địa điểm trên cửa hàng kinh doanh tạp hóa của bạn cũng có thể lựa chọn lấy hàng bằng cách làm đại lý phân phối. Tuy nhiên, số lượng này giới hạn với một số đại lý nhất định. Có khi bạn chỉ được phân phối cho 1 hãng, và có khi các hãng chấp nhận cho việc bạn phân phối nhiều hãng khác nhau.

Bạn có thể làm đại lý phân phối cho các loại đồ uống như Coca cola, Pepsi, hay cho các hãng bia, địa lý Gas, …. Với hình thức này nhà cung cấp sẽ chịu trách nhiệm mang hàng đến cho bạn và bạn sẽ được lấy hàng với giá ưu đãi nhất, yên tâm về chất lượng cho các cửa hàng kinh doanh tạp hóa là điều dễ dàng nhận thấy với hình thức lấy hàng này.

Nhập khẩu hàng từ nước ngoài

Tâm lý ưa chuộng đồ ngoại của người Việt chưa bao giờ hết, khi trên kệ để hàng của các cửa hàng kinh doanh tạp hóa xuất hiện nhiều các sản phẩm với nhãn mác “made in Korea”, “made in Japan”…. Hàng hóa có thể là mỹ phẩm, đồ đóng hộp, đến các sản phẩm đóng gói như snack hay các đồ uống.

Với chính sách mở cửa thông thoáng của Chính phủ đã hỗ trợ nhiều khi nhập khẩu hàng hóa từ nước ngoài đặc biệt trong khu vực Đông Nam Á, vì vậy bạn không cần quá lo lắng về chi phí hay nhập lậu.

Ngoài việc trực tiếp mua hàng thì một cách tiện lợi cho bạn là sử dụng các trang web thương mại điện tử như Alibaba, Tmail (Trung Quốc), Amazon, Ebay (Mỹ) hay Gmarket (Hàn Quốc). Xem giá, mẫu mã và sau đó liên hệ với các hãng vận chuyển để đưa hàng về Việt Nam. Tuy nhiên với hình thức này các cửa hàng kinh doanh tạp hóa rất khó để kiểm định chất lượng của sản phẩm. Và đã có nhiều trường hợp hàng tại nước ngoài bị lỗi, và khi thông tin đến Việt Nam thì hàng đã tiêu thụ rộng rãi với khách hàng.

Theo Kinh nghiệm hay

Tư vấn mở cửa hàng kinh doanh mỹ phẩm

- Không có nhận xét nào


Hiện nay làm đẹp tại nhà là xu hướng được các chị em lựa chọn bởi không phải ai cũng có đủ thời gian để đến các Spa. Và mỹ phẩm chính là một phần không thể thiếu trong công cuộc làm đẹp cũng như bảo vệ sắc đẹp. Bạn muốn mở một shop kinh doanh hàng mỹ phẩm? Bạn cần đến sự am hiểu về cách sử dụng mỹ phẩm, cách bảo dưỡng từng loại da mặt, màu da… vì thế việc kinh doanh mặt hàng này cũng sẽ gặp nhiều khó khăn ngoài việc cạnh tranh trên thị trường.

>>> Tin cùng chủ đề : Các bước mở cửa hàng kinh doanh mỹ phẩm
                                    Chia sẻ kinh nghiệm kinh doanh hàng mỹ phẩm

1. ĐIỀU KIỆN KHỞI NGHIỆP

– Vốn:

o Vốn đầu tư ban đầu: 100-200 triệu, gồm:
+ Chi phí mặt bằng: ký hợp đồng ít nhất 1 năm. Diện tích từ 30 m2
+ Chi phí cho quầy, tủ kiếng, kệ trưng bày mỹ phẩm, gương soi, bàn ngồi tư vấn…
+ Chi phí mua hàng ban đầu do không thể mua hàng gối đầu trong những lần đầu tiên
+ Chi phí cho việc thuê 1-2 nhân viên trong 2-3 tháng. Tuy nhiên nếu cửa hàng nhỏ thì có thể chủ nhân vừa có thể bán hàng, vừa quản lý để tiết kiệm chi phí trong giai đoạn đầu
+ Chi phí dự phòng trong vòng 3 tháng đầu khi kinh doanh
o Thời gian chuẩn bị: khoảng 1 tháng

– Nhân viên (nếu có):

+ Cần tuyển nhân viên am hiểu về chăm sóc sắc đẹp, biết sử dụng nhiều loại mỹ phẩm;
+ Có khả năng giao tiếp;
+ Có làn da đẹp và yêu thích công việc làm đẹp

– Pháp lý:

+ Chỉ cần đến Ủy ban nhân dân phường, nơi kinh doanh để xin giấy phép kinh doanh và nộp thuế khoán

– Lợi thế:

+ Địa điểm: Chọn vị trí mặt tiền, gần các văn phòng hoặc trường học


Ngay cả cánh máy râu cũng chuộng mỹ phẩm

2. YÊU CẦU CHUYÊN MÔN

– Lập kế hoạch bán hàng: gồm các khoản mục

+ Nghiên cứu nhu cầu của thị trường quanh khu vực bán hàng, nghiên cứu đối thủ cạnh tranh và giá bán tại khu vực dự kiến kinh doanh;
+ Mục tiêu bán hàng: dự trù doanh thu, chi phí , lợi nhuận hàng tháng;
+ Cách quảng cáo, thu hút khách hàng bằng các bảng hiệu, website (nếu có thể), …

– Kỹ năng:

+ Quản lý trưng bày và ghi nhớ các mặt hàng mà bạn kinh doanh: việc sắp xếp gọn gàng, logic sẽ giúp bạn đỡ mất thời gian tìm kiếm cũng như kiểm kê định kỳ
+ Giao tiếp: khách hàng thường lưu tâm đến thái độ bán hàng của người chủ tiệm hoặc nhân viên. Do đó, cần thể hiện sự nhiệt tình, vui vẻ khi bán hàng
+ Một số loại mỹ phẩm thường gây dị ứng do đó nhân viên cần xử lý tốt những tình huống như vậy để không làm mất uy tín cửa hàng. Ví dụ có thể hướng dẫn khách hàng sử dụng một loại mỹ phẩm khác để chống dị ứng, hay liên hệ một số trung tâm, bệnh viện… để được chẩn đoán phù hợp

– Kinh nghiệm: 

+ Bạn phải am hiểu về việc sử dụng các loại mỹ phẩm; cách sử dụng mỹ phẩm như dưỡng da ban đêm, loại hoạt chất nào có lợi cho da, loại nước hoa nào thích hợp với người có cá tính mạnh mẽ, hay nữ tính…
+ Cũng cần có kinh nghiệm về các loại mỹ phẩm dành cho nam giới, trẻ em, người lớn tuổi… vì khách hàng thường bối rối không biết lựa chọn sản phẩm nào phù hợp

– Nguồn hàng:

+ Kinh doanh các loại mỹ phẩm ngoại nhập: chợ An Đông, Saigon Square, Linhperfume, Thegioinuochoa…
+ Một số công ty, cơ sở sản xuất mỹ phẩm trong nước như: Thorakao, Mỹ phẩm Sài Gòn,…
+ Một số nhãn hiệu mỹ phẩm nước ngoài có nhà máy sản xuất hoặc có trung tâm phân phối tại Việt Nam: Debon, O’lay, Clean & Clear, The Faceshop…

Theo Kinh nghiệm hay

Các bước mở cửa hàng kinh doanh mỹ phẩm

- Không có nhận xét nào

Nhận thấy được nhu cầu làm đẹp và nhu cầu sử dụng mỹ phẩm ngày càng tăng của các chị em phụ nữ hiện nay, rất nhiều người đã mạnh dạn đầu tư mở shop kinh doanh mỹ phẩm. Là lĩnh vực kinh doanh rất hot và tiềm năng nhưng ẩn chứa trong đó là không ít sự cạnh tranh. Do đó để kinh doanh thành công như mong đợi bạn cần phải khảo sát và chuẩn bị mọi thứ thật chu đáo. Dưới đây là một vài bước bạn cần chuẩn bị khi mở shop mỹ phẩm :

>>> Xem thêm : Kệ bày hàng mỹ phẫm cho siêu thị, cửa hàng
1. Lựa chọn địa điểm

Địa điểm là một trong những yếu tố quan trọng quyết định khi muốn trả lời câu hỏi mở cửa hàng mỹ phẩm cần những gì? Tuy nhiên, khi mới bắt tay vào kinh doanh mỹ phẩm, bạn vừa tốn nhiều chi phí để nhập hàng và các chi phí khác nên cân nhắc lựa chọn vị trí và diện tích cửa hàng phù hợp. Các cửa hàng trong ngõ sẽ có giá thuê rẻ hơn nhưng sẽ hơi khó khăn cho khách hàng khi tìm cửa hàng cũng như khi bạn bảo quản tài sản của khách hàng. Vì vậy, khi mở cửa hàng kinh doanh mỹ phẩm, bạn cần cân nhắc đến một số yếu tố sau:

Địa điểm tại nơi đông khách hàng tập trung: hẳn bạn còn nhớ khi thực hiện khảo sát thị trường xem mở cửa hàng mỹ phẩm cần những gì và lập kế hoạch kinh doanh mỹ phẩm, những thông tin thu được đã giúp bạn hình dung rõ hơn về khách hàng mục tiêu của mình. Những khách hàng đó có mức thu nhập ra sao, sẵn sàng chi bao nhiêu cho nhu cầu sử dụng mỹ phẩm và họ thường tìm mua mỹ phẩm từ những địa điểm nào. Nếu hướng đến khách hàng là học sinh, sinh viên, cửa hàng của bạn nên mở ở địa điểm gần trường đại học hoặc các phố có nhiều cửa hàng mỹ phẩm bình dân như Chùa Bộc, Khâm Thiên,…Trong trường hợp bạn không đủ kinh phí để thuê địa điểm mặt phố, hãy cân nhắc đến việc lựa chọn cửa hàng trong ngõ. Tuy nhiên, khi đi xem địa điểm trong ngõ, bạn hãy chú ý đến đường đi có tiện cho khách hàng hay không?

• Khu vực để xe cho khách hàng: Có không ít cửa hàng mỹ phẩm gặp tình trạng ế khách không phải vì chất lượng sản phẩm không tốt hay cửa hàng trang trí không bắt mắt, mà do thiếu yếu tố dù nhỏ nhưng có võ. Đó chính là nơi để xe cho khách hàng. Làm sao để khách hàng có thể yên tâm mua hàng khi xe máy, xe hơi không có chỗ để an toàn hoặc không có người bảo vệc? Vì vậy, không chỉ quan tâm đến vị trí cửa hàng có phù hợp với ngân sách mà còn chú trọng đến khu vực để xe, vỉa hè nữa. Nếu có thể bạn hãy bố trí thêm máy quay hoặc nhân viên trông giữ xe để đảm bảo an toàn giúp khách hàng và cho chính cửa hàng của bạn.

• Chi phí thuê cửa hàng: tiền thuê cửa hàng thường chiếm một phần lớn trong ngân sách kinh doanh dù bạn chọn thuê cửa hàng trong ngõ hay ngoài mặt phố. Trong ngân sách giành riêng cho cửa hàng, bạn cần tính đến tiền đặt cọc, thường là 6 tháng, tiếp đến tiền tiền thuê nhà cho 1 năm. Hãy kiểm tra kỹ cửa hàng trước khi thuê và hợp đồng trước khi ký để đảm bảo tránh các rắc rối không cần thiết về pháp lý và tiền bạc.


2. Thiết kế cửa hàng kinh doanh mỹ phẩm

Lựa chọn phong cách và bố cục thiết kế phù hợp với cửa hàng sẽ tạo điểm nhấn và thu hút sự chú ý của khách hàng đối với cửa hàng mỹ phẩm của bạn. Không chỉ vậy, phong cách thiết kế của cửa hàng cũng cần phù hợp với ngân sách của bạn và xu hướng khách hàng. Nếu bạn kinh doanh mỹ phẩm bình dân, hướng đến nhóm khách hàng sinh viên, cửa hàng nên có phong cách dễ thương, màu sắc tươi sáng. Trong khi tiếp cận với khách hàng cao cấp, bạn cần mang đến không gian mua sắm sang trọng và xứng tầm đẳng cấp. Để thiết kế cửa hàng kinh doanh mỹ phẩm vừa hợp lý về chi phí vừa tạo dấu ấn với khách hàng, bạn hãy lưu ý đến một số những lưu ý mở cửa hàng mỹ phẩm cần những gì ? dưới đây nhé

• Khu vực trưng bày sản phẩm

Các sản phẩm trong cửa hàng của bạn sẽ được phân chia theo dòng sản phẩm như dưỡng da với tẩy trang, sữa rửa mặt, lotion…hay make up với kem nền, kem lót, BB Crem… Phân chia theo từng dòng sản phẩm sẽ đem đến cho khách hàng khả năng xem xét và so sánh sản phẩm dễ dàng. Hoặc bạn sẽ phân chia sản phẩm theo thương hiệu như The Faceshop, Laneige, M.A.C,… và khách hàng có thể tìm thấy ngay thương hiệu mong muốn. Các cửa hàng mỹ phẩm hiện sẽ tận dụng tối đa diện tích của tường và diện tích cửa hàng để trưng bày được càng nhiều sản phẩm càng tốt.

• Khu vực tư vấn và dùng thử sản phẩm

Khách hàng đến với cửa hàng mỹ phẩm không chỉ muốn mua được những sản phẩm mong muốn mà còn có nhu cầu được tư vấn và dùng thử sản phẩm. Với cửa hàng có diện tích rộng, bạn có thể bố trí bàn tư vấn mỹ phẩm, soi da và dùng thử sản phẩm thành từng khu riêng biệt. Trong khi với cửa hàng có diện tích nhỏ hơn, bạn có thể kết hợp khu vực tư vấn, soi da và dùng thử sản phẩm tại cùng một khu vực và thường được đặt tại trung tâm cửa hàng hoặc gần bàn thanh toán.

• Màu sắc và kích thước vật dụng

Mở cửa hàng mỹ phẩm cần những gì ? Đó là màu sắc của cửa hàng mỹ phẩm tạo nên hiệu ứng và ảnh hưởng không nhỏ đến tâm lý khách hàng trong cả quá trình mua sắm. Nếu bạn kinh doanh sản phẩm của một thương hiệu, bạn sẽ cần thiết kế và trang trí cửa hàng theo yêu cầu của thương hiệu. Trong khi kinh doanh nhiều sản phẩm từ các thương hiệu, bạn sẽ thoải mái trong việc thiết kế và trang trí cửa hàng. Tuy nhiên, lựa chọn màu sắc, ánh sáng đèn cũng như các đồ trưng bày trong cửa hàng cũng cần tạo sự thoải mái và dễ chịu cho khách hàng. Bạn hãy chọn các đồ dùng có màu sắc trang nhã, tươi sáng như màu xanh da trời, kem, vàng nhạt hoặc hồng. Bên cạnh đó là bố trí hệ thống ánh sáng trong tủ và kệ trưng bày mỹ phẩm phải phù hợp để tạo hiệu ứng tốt nhất cho sản phẩm trưng bày thêm bắt mắt.

Mở cửa hàng mỹ phẩm cần những gì ? Bạn cần đăng ký và xin giấy phép kinh doanh cho cửa hàng tại Ủy ban Nhân dân phường nơi dự định mở cửa hàng.

Mở cửa hàng kinh doanh mỹ phẩm là cách giúp bạn tiếp cận và gia tăng doanh số tuy nhiên với sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ như hiện nay, bạn có thể kết hợp bán hàng tại cửa hàng và trực tuyến thông qua thiết kế website bán mỹ phẩm chuyên nghiệp. Bằng cách “song kiếm hiệp bích” này bạn sẽ gia tăng doanh số bán hàng và chăm sóc khách hàng chuyên nghiệp hơn.

Chia sẻ kinh nghiệm kinh doanh hàng mỹ phẩm

- Không có nhận xét nào

Nhu cầu về làm đẹp và sử dụng mỹ phẩm là một trong những nhu cầu không thể thiếu với các chị em phụ nữ và rất nhiều cánh mày râu nữa. Nhất là với điều kiện kinh tế mỗi cá nhân đều được cải thiện rõ rệt các spa, siêu thị, cửa hàng mỹ phẩm từ cao cấp đến bình dân ... ngày càng xuất hiện nhiều với đầy đủ các thương hiệu mỹ phẩm từ trong và ngoài nước. Là thị trường giàu tiềm năng và khá hot thế nên độ cạnh tranh là không kém phần gay gắt. Nếu bạn đang có ý tưởng kinh doanh hàng mỹ phẩm hãy trang bị cho mình những kinh nghiệm và kiến thức cần thiết để thành công với những mục tiêu đã đề ra.


>>> Xêm thêm : Kệ trưng bày mỹ phẩm cho siêu thị, minimart hay cửa hàng
>>> Xem thêm : Tư vấn mở cửa hàng kinh doanh mỹ phẩm


Hãy chú trọng đến marketing online


Bạn biết không, để có được thành công ngày hôm nay, tôi nghĩ đa phần là nhờ chiến dịch marketing online khá hiệu quả của mình. Bằng đủ mọi chiêu trò (tất nhiên là trừ việc “giật” khách của các cửa hàng khác nhé), tôi đã mày mò và phát triển một hệ thống khách hàng thân quen ổn định.

Đủ để họ hài lòng và quay trở lại mua thêm nhiều lần nữa. Đầu tư marketing online cũng khá tốn kém, tuy vậy bạn nên biết điều gì cần làm và điều gì không nên làm để tránh lãng phí tiền của. Đôi khi, trong thời gian rảnh rỗi, tôi còn tự quay một số video đánh giá sản phẩm, vừa thu hút sự chú ý của khách hàng mà lại tự tạo danh tiếng cho thương hiệu shop của mình.

Tham khảo nhiều nguồn thông tin

Để làm được điều này, đương nhiên bạn phải cần rất nhiều thông tin. Đầu tiên, hãy tham khảo từ những trang web quốc tế xem đâu là xu hướng hiện nay.

Chẳng hạn, make-up trong suốt không tì vết với các loại kem nền cushion, màu son đậm, màu mắt vàng ánh hồng… đang trở thành trao lưu rất được ưa chuộng hiện nay. Không những thế, cần phải tham khảo thêm thông tin từ các chủ shop: Sản phẩm nào đang bán chạy, nhu cầu khách hàng, nguồn hàng…


Kệ bày hàng mỹ phẩm cũng cần nổi bật để thu hút khách hàng hơn.

Cạnh tranh giá

Nếu không thể trực tiếp nhập hàng từ nước ngoài mà chỉ là mua lại giá buôn từ các hàng mỹ phẩm xách tay, bạn nên tham khảo giá từ nhiều nguồn khác nhau để lựa chọn nơi có hàng hóa đáng tin cậy, giá thành ổn định và đảm bảo chất lượng.

Đừng ham hố đồ rẻ và không rõ nguồn gốc xuất xứ cụ thể chị em nhé! Tôi có một người bạn thân làm tiếp viên và bạn ấy thường vào các cửa hàng lớn trực thuộc những thương hiệu nổi tiếng để mua, có hóa đơn đàng hoàng nên không lo lắng khách thắc mắc.

“Khách hàng là thượng đế”

Trong ngành dịch vụ, bạn không được quyền mắc sai lầm trong các khâu phục vụ khách hàng. Đó là phương châm kinh doanh của tôi. Chính vì thế, tôi đã lập ra hẳn một quy trình phục vụ để đào tạo nhân viên bán hàng. Trong đó, cụ thể bao gồm việc tiếp đón, tư vấn, quản lý thông tin khách hàng, phản hồi khách hàng và khuyến mãi…

Đa phần để “một mũi tên trúng hai đích”, thứ nhất là “vui lòng khách đến vừa lòng khách đi”, thứ hai là thu thập thông tin về khách hàng để dễ dàng quản lý. Thái độ nhân viên phải luôn niềm nở, cười chào đón khách, giọng nhỏ nhẹ tư vấn và phải luôn nhiệt tình.

Tôi thực sự không thích các shop bán hàng có nhân viên hời hợt, cáu gắt, làm việc riêng… Có lẽ những cửa hàng đó, tôi chỉ vào một lần duy nhất chứ không có lần thứ hai. Vì vậy, phải khắt khe với nhân viên và đào tạo họ, mức lương cho nhân viên cũng không nên trả quá rẻ mạt. Như vậy, bạn mới có thể giữ được lòng trung thành và tin cậy từ phía nhân viên bán hàng. Tôi tự tin là đã thành công trong khoản này.

Nguồn Sưu tầm

Chia sẻ kinh nghiệm mở cửa hàng văn phòng phẩm

- Không có nhận xét nào

Nhu cầu về tìm mua và sử dụng văn phòng phẩm hiện nay là không hề nhỏ, không chỉ các đối tượng học sinh, sinh viên, nhà trường mà các văn phòng công ty, doanh nghiệp cũng có nhu cầu lớn sử dụng những sản phẩm này. Về mặt hàng văn phòng phẩm thì rất đa dạng từ mẫu mã đến chất lượng. Có thể kể đến các mặt hàng thông dụng như vở, giấy, bút chì ... chúng ta dễ dàng chọn được hàng trăm chủng loại khác nhau của hàng chục nhà sản xuất trong nước. Có thể khẳng định thị trường văn phòng phẩm, thiết bị văn phòng trường học ngày càng phong phú, đa dạng.
Qua khảo sát thị trường, giá cả văn phòng phẩm có tăng tuy không nhiều, từ 5-15% vì lý do giá giấy nguyên liệu tăng cao, chi phí vận chuyển và các chi phí khác cũng đều đồng loạt tăng giá. Cặp sách học sinh giá trung bình từ 150 đến 350 nghìn đồng/chiếc. Các loại tập vở cũng đều tăng giá tùy theo độ dày của giấy và số trang. Các loại bút viết của các công ty văn phòng phẩm trong nước tuy giá cao hơn chút ít song vẫn được đông đảo người tiêu dùng đón nhận bởi chất lượng cao, mẫu mã đẹp. Riêng lĩnh vực thiết bị văn phòng trường học, văn phòng phẩm, sản phẩm vừa đa dạng, khai thác nhiều tính năng, phù hợp với nhiều lứa tuổi mà chất lượng lại đảm bảo. Tuy nhiên, lĩnh vực văn phòng phẩm hiện nay đã phát triển rất mạnh. Chúng ta có thể thấy nhà sách rất nhiều, các công ty cung cấp văn phòng phẩm cũng rất nhiều. Như vậy, ta phải làm như thế nào để có thể cạnh tranh được với thị trường? Sau đây là một số gợi ý một số kinh nghiệm mở cửa hàng văn phòng phẩm:

1. Ý tưởng kinh doanh: 


Cần có một ý tưởng mới so với các đối thủ xung quanh. Ví dụ: Cửa hàng bán sách bên cạnh có cách bố trí sản phẩm không bắt mắt thì ta phải có kế hoạch trang trí, bố trí sản phẩm bắt mắt hơn, khoa học hơn, đẹp hơn, dễ tìm dễ thấy, dễ lấy, dễ mua hơn. Nếu cửa hàng bên cạnh có hạn chế trong việc tiếp xúc, giao tiếp với khách hàng thì ta phải xây dựng một đội ngủ nhân viên chuyên nghiệp, có kỹ năng bán hàng, tác phong chuyên nghiệp, biết tư vấn, biết bán hàng… Ví dụ như cửa hàng bên cạnh bày bán không đa dạng sản phẩm thì bạn sẽ đa dạng sản phẩm, sản phẩm mới, đẹp, phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng… 


2. Địa điểm bán hàng: 

Nghiên cứu kỹ về địa điểm kinh doanh. Nếu có thể lựa chọn địa điểm nằm gần trường học, siêu thị, trung tâm thương mại, công ty… sẽ là lợi thế.

a. Đối với cửa hàng sách & văn phòng phẩm:

Cần phải có vị trí dẹp, rộng rãi, có diện tích để giữ xe, nằm đối diện trường học hoặc ngay trung tâm dân cư. Diện tích mặt bằng khoảng 40-100m2, Chiều rộng mặt tiền càng rộng càng tốt, chiều dài mặt tiền không nên quá dài. Nếu chiều rộng 4 mét thì chiều dài khoảng 15 mét. Nếu chúng ta kinh doanh kết hợp với quà tặng chuyên các loại sách..hoặc thêm tạp hóa phẩm… thì diện tích mặt bằng phải 200m2:
Chi tiết: sách giáo khoa, sách tham khảo …. chiếm diện tích: 50%
Bút viết, đồ dùng học sinh 7%
File bìa hồ sơ & đồ dùng văn phòng 8%
Quà lưu niệm: 20%
Đồ chơi trẻ em & khác 15%

b. Đối với cửa hàng văn phòng phẩm chuyên cung cấp cho các cơ quan: 

Vị trí mặt tiền thì quá tốt, tuy nhiên vị trí mặt tiền thì sẽ lãng phí vì cửa hàng văn phòng phẩm cung cấp cho các cơ quan thì rất ít khách hàng vãn lai mà đa phần là đối tượng khách hàng Cơ quan, công ty có nhu cầu văn phòng phẩm, thường là bán hàng trực tiếp hoặc bán hàng thông qua các phương tiện truyền thông. Vì vậy vị trí mặt bằng không cần đẹp để giảm bớt chi phí, chỉ cần diện tích mặt bằng rộng vì hàng văn phòng phẩm rất nhiều và cồng kềnh. Cụ thể như giấy photo, giấy in, bìa, file hồ sơ, kệ nhự văn phòng, giấy vệ sinh….. Diện tích khoảng 70-100m2.


3. Cơ sở vật chất: 

Nếu là cửa hàng bán lẻ thì cách bài trí sản phẩm sẽ rất cần thiết và quan trọng. Bạn cần thiết kế kệ văn phòng phẩm phù hợp để bày bán, đảm bảo mục tiêu dễ tìm, dễ thấy, dễ lấy, dễ mua. Đối với cửa hàng nhỏ bạn nên có 2 giá chạy dài bên cạnh tường nhà, một giá ở đằng sau, và một giá ở giữa nhà, tùy từng nhà ta có thể để thành nhiều giá nhưng mỗi giá các bạn lên để tầm 1.5m- 2m vì sau này mình vận chuyển cho dễ. Tủ kính đựng văn phòng phẩm có thể để ở giữa nhà hoặc trước cửa.



4. Nhân sự và pháp lý:


Tuyển người: Với cửa hàng văn phòng phẩm có quy mô nhỏ, chỉ cần tuyển một quản lý, một kế toán – thu ngân và khoảng hai nhân viên kinh doanh, sau này có thể tuyển thêm nhân viên tùy theo sự phát triển của cửa hàng văn phòng phẩm. Cần có những con người chuyên nghiệp, ý thức và biết suy nghị lo lắng cho cửa hàng của bạn. ví dụ: tác phong luôn vui vẻ với khách hàng, biết chăm sóc, vệ sinh hàng hóa, biết lắng nghe…

Bạn là người khởi nghiệp phải nghiên cứu kỹ về nguồn hàng và tập khách hàng mục tiêu trước khi bắt tay vào kinh doanh.

Pháp lý: sau khi đã có được mặt bằng, bạn cần đến phường, xã nơi bạn định mở cửa hàng làm giấy phép kinh doanh. Cửa hàng chỉ đóng thuế khoán dưới hình thức hộ kinh doanh cá thể.


5. Công cụ quản lý: 

Vì các mặt hàng văn phòng phẩm rất đa dạng về chủng loại, kiểu dáng cũng như màu sắc, nên để dễ dàng quản lý bạn hãy sử dụng bạn có thể cần đến một giải pháp để quản lý cửa hàng hiệu quả hơn, chuyên nghiệp hơn, không mất nhiều thời gian trong việc cộng sổ sách (nhiều khi không chính xác), mất thời gian trong việc kiểm kê hàng hóa. Một phần mềm quản lý bán hàng chuyên nghiệp sẽ giúp nắm bắt thông tin về lượng hàng tồn kho, theo dõi doanh thu, lãi lỗ chính xác, thanh toán nhanh cho khách hàng để giải phóng hàng đợi thanh toán, bán hàng chính xác giá – không nhầm lẫn giá cả, quản lý nhân viên từ xa khi không có mặt tại cửa hàng, nâng cao hình ảnh thương hiệu của cửa hàng…


6. Nhà cung cấp:

Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều nhãn hiệu nổi tiếng và hàng hóa được ưa chuộng trên thị trường như: Máy tính Casio, Vinacal, Đông A, Văn phòng phẩm GSTAR, Văn phòng phẩm Horse, dụng cụ học sinh WinQ, Queen, bút viết UNI, bút viết MG, văn phòng phẩm Deli, tập vở Tương Lai (Future Book), tập vở Hải Tiến, văn phòng phẩm Hand, Marco, kệ, rổ nhựa Mica Xukiva…..Bút Thiên Long, file bìa hồ sơ Flexoffice của tập đoàn Thiên Long. Nếu ở Hà Nội phố Chả cá tập trung nhiều cửa hàng văn phòng phẩm bán buôn, giá rẻ.


7. Vốn:


– Vốn đầu tư ban đầu từ 70 -100 triệu dùng cho mô hình cửa hàng 20m2 – 40m2, dùng cho:
Đặt cọc thuê mặt bằng;
Sửa chữa, trang trí cửa hàng;
Trang bị bàn ghế, tủ, kệ bày hàng văn phòng phẩm
Các thiết bị, công cụ, dụng cụ , …;
Phần mềm quản lý bán hàng và các thiết bị mã vạch
Vốn dự phòng cho ít nhất 3 tháng đầu kinh doanh

Do vốn ít cần phải tích lũy, tái đầu tư vào hàng hóa để càng ngày càng đa dạng. Quá trình tích lũy khoảng 3-5 năm chắc chắn cửa hàng của bạn sẽ lớn mạnh và có vị thế trên thị trường.

– Vốn kinh doanh 200tr đồng cho mô hình 100 m2 trở lên:

Đây là hệ thống của bang bán lẻ văn phòng phẩm phổ biết hiện tại.Nên hàng hóa tương đối đa dạng, có bán kèm theo nhiều nhóm hàng như quà lưu niệm, đồ chơi trẻ em. Có những cửa hàng gần với các cơ quan nhà nước hoặc gần sinh viên thì có thêm photocopy…. Diện tích mặt bằng rộng khoảng 5m, sâu 15-20 mét.

– Vốn kinh doanh 2 tỷ đồng: Đây là nhưng siêu thị bán lẻ tầm trung. Có bày bán rất nhiều sách giáo khoa, sách tham khảo, sách bài tập, sách hướng dẫn. diện tích trưng bày sách chiếm khoảng 50% tổng diện tích.

Diện tích còn lại là đồ dùng văn phòng, dụng cụ học sinh, quà lưu niệm, đồ chơi trẻ em…… Có cửa hàng còn kinh doanh thêm tạp hóa phẩm, đồ dùng cho gia đình.

Nguồn : Internet

Thăng Long là đơn vị hàng đầu chuyên tư vấn, thiết kế và lắp đặt hệ thống kệ trưng bày hàng cho các siêu thị, cửa hàng trên toàn quốc. Nếu bạn có ý định mở cửa hàng văn phòng phẩm để kinh doanh thì xin bật mí cho bạn sử dụng kệ siêu thị bày hàng văn phòng phẩm chính là lựa chọn hàng đầu hiện nay. Bởi chúng mang đến quá nhiều sự tiện lợi và hiệu quả cho nhu cầu trưng bày hàng. Liên hệ ngay để biết thêm chi tiết và lắng nghe những tư vấn bổ ích nhất nhé.

Hotline : 0919.467.868 - 0964.196.611