Blog Archive

Hình ảnh chủ đề của Storman. Được tạo bởi Blogger.

Categories

Text Widget

Translate

Facebook

Popular Posts

Pages

Subscribe Via Email

Subscribe to our newsletter to get the latest updates to your inbox. ;-)

Your email address is safe with us!

Hiển thị các bài đăng có nhãn kinh-nghiem-hay. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn kinh-nghiem-hay. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Sáu, 13 tháng 5, 2016

Lưu ý khi mở cửa hàng thực phẩm sạch

- Không có nhận xét nào

Như chúng ta đã biết kinh doanh thực phẩm sạch là một con đường kinh doanh rất được quan tâm và đầy tiềm năng hiện nay. Lần trước chúng tôi đã chia sẻ những kinh nghiệm kinh doanh thực phẩm sạch tuy nhiên nếu muốn thành công bạn cần phải lưu ý những điều sau :

Đầu tiên là phải sạch 

Cửa hàng cần hợp tác toàn diện và lâu dài với nhiều đơn vị cung cấp thực phẩm sạch để mang đến các loại thực phẩm đạt tiêu chuẩn từ khâu nuôi trồng, chế biến đến vận chuyển, phân phối tới tay người tiêu dùng. Tất cả sản phẩm tại cửa hàng đều có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng. Việc vận chuyển thực phẩm từ cửa hàng đến tay người tiêu dùng phải luôn được thực hiện trong điều kiện nhiệt độ thích hợp để đảm bảo độ tươi ngon và chất lượng. Mọi vật liệu chứa đựng thực phẩm đều đạt tiêu chuẩn sạch và an toàn nhằm mục đích hạn chế sự sinh trưởng của vi khuẩn.

Các trang thiết bị để trưng bày và bảo quản thực phẩm như kệ bày rau quả sạch, tủ lạnh, tủ mát hay tủ đông ... cũng phải thật sạch.



Thực phẩm đầy đủ và đa dạng

Các cửa hàng thực phẩm sạch phải luôn cam kết mang đến cho người dân các loại thực phẩm tươi sống chất lượng nhất, từ rau hữu cơ đến hoa quả, đặc sản vùng miền, các loại thịt chỉ nuôi bằng phương pháp tự nhiên không sử dụng cám và thức ăn công nghiệp, hay cá sông và hải sản được đánh bắt từ thiên nhiên và bảo quản theo phương thức tự nhiên, hoàn toàn không dùng chất bảo quản. Sản phẩm được thu mua, chọn lọc hàng ngày và đảm bảo độ tươi sạch phục vụ cho cuộc sống của mọi nhà.

Kinh doanh bằng cái tâm thì mới giữ được khách hàng

Kinh doanh thực phẩm sạch trong thời điểm thị trường như hiện nay rất cần chữ tâm của người kinh doanh. Có như vậy, những thương hiệu sạch mới tồn tại lâu và có chỗ đứng trong lòng người tiêu dùng.

Nguồn Sưu tầm

Thăng Long là đơn vị hàng đầu chuyên tư vấn, thiết mở cửa hàng thực phẩm sạch. Với kinh nghiệm setup hàng trăm cửa hàng lớn nhỏ chúng tôi tự tin chia sẻ những thông tin hữu ích nhất. Nếu bạn có ý định mở cửa hàng thực phẩm sạch hãy liên hệ ngay để được tư vấn miễn phí và tìm mua được những bộ giá kệ bày rau quả giá rẻ và phù hợp nhất nhé.

Hotline : 0919.467.868 - 0964.196.611

Kinh nghiệm kinh doanh thực phẩm sạch

- Không có nhận xét nào

Mở cửa hàng hay siêu thị kinh doanh thực phẩm sạch là một hướng kinh doanh rất thích hợp hiện nay. Bởi liên tiếp là các thông tin phanh phui trên thông tin đại chúng về rau bẩn, thực phẩm không an toàn ... thật sự khiến dư luận và nhất là các bà nội trợ rất hoang mang và lo ngại cho sức khỏe gia đình mình. Bạn có một mặt bằng tốt để buôn bán? bạn muốn mở một cửa hàng thực phẩm sạch để kinh doanh hãy tham khảo những kinh nghiệm dưới đây để có những bước đi đúng đắn trên con đường khởi nghiệp của mình nhé.


Bước 1: Tìm hiểu và nghiên cứu thị trường


Bước đầu tiên bạn cần phải làm là khảo sát thị trường khu vực mình định thuê cửa hàng xem thị trường ở đó có tiềm năng không? Bạn cần khảo sát những vấn đề sau:

- Thói quen mua thực phẩm của người dân

- Thu nhập, mức sống

- Ở khu vực đó có cửa hàng thực phẩm sạch nào chưa? Họ làm có tốt không? Cách thức hoạt động ra sao? Nếu chưa tốt hãy tìm ra nguyên nhân.

- Bạn có thể làm phiếu khảo sát về nhu cầu thực phẩm của người dân khu vực đó. Họ thường mua những thực phẩm gì, rau gì, mức chi tiêu cho thực phẩm hàng ngày là bao nhiêu. Việc này giúp bạn nhập được những nguồn hàng chất lượng và phù hợp, đáp ứng được nhu cầu của khách hàng. Ngoài ra, phiếu khảo sát cũng giúp bạn điều chỉnh mức giá cho hợp lý với mức chi tiêu của người dân. 


Bước 2: Tìm nguồn hàng ổn định, chất lượng

Một yếu tố quan trọng giúp việc kinh doanh thực phẩm sạch của bạn thành công là phải tìm được nguồn hàng ổn định, chất lượng, nguồn gốc xuất xứ rõ ràng. Chị Nguyễn Minh Anh, một khách hàng thân thiết của cửa hàng thực phẩm sạch Rau Bác Tôm, trên phố Hoàng Văn Thái cho biết: “Khái niệm hàng sạch bây giờ bị làm dụng nhiều, không biết thế nào là sạch, nếu chỉ có cái giấy chứng nhận thì không tin được. Sở dĩ mình thường xuyên mua hàng tại Rau Bác Tôm là do tin tưởng người chủ cửa hàng, thực phẩm ở đây rất phong phú, tươi ngon, có đủ đặc sản ba miền. Mình rất yên tâm”. 

Anh Trần Mạnh Chiến, chủ thương hiệu thực phẩm sạch Rau Bác Tôm chia sẻ: “Để đáp ứng nhu cầu của khách hàng, tôi thường xuyên đi công tác, liên kết với các đơn vị cung cấp thực phẩm sạch để có được nguồn hàng tốt, làm hài lòng khách. Ví dụ như Nho Ba Mọi, Táo Ninh Thuận, hải sản lấy từ Hoàng Sa, rau củ quả trồng ở Sóc Sơn, Hòa Bình, cà chua, cà rốt nhập từ Đà Lạt, tỏi Lý Sơn, mắm tép đặc sản miền Trung, trứng gà Hòa Bình,…”

Khi khách hàng lựa chọn mua tại các cửa hàng thực phẩm sạch đồng nghĩa với việc họ sẽ chi một số tiền đắt hơn gấp 2, 3 lần mua hàng ngoài chợ. Họ muốn nhận được những thực phẩm sạch thật sự, chất lượng thật sự chứ không phải chỉ sạch trên giấy tờ.


Kệ trưng bày rau củ quả cần lựa chọn thật kĩ vừa đảm bảo chắc chắn vừa phải sạch.

Bước 3: Sắp xếp cửa hàng, mua sắm các trang thiết bị

Sau khi đã nắm được nhu cầu của khách hàng mục tiêu, bạn hãy tiến hành thuê của hàng và trang trí cửa hàng cho thật bắt mắt, gần gũi. Hãy trang trí cửa hàng bằng những biển hiệu có gam màu xanh, hoặc nâu. Nếu có giấy chứng nhận của Bộ Y tế về thực phẩm sạch, an toàn, hãy treo nó ở chỗ trang trọng nhất. Một số lưu ý khi thuê cửa hàng: 
• Nên thuê cửa hàng có diện tích phù hợp với quy mô đầu tư. 
• Ưu tiên cửa hàng ở gần khu chung cư, dân sinh đông đúc, nơi người dân có mức thu nhập tốt. 
• Cửa hàng phải có chỗ để xe, giao thông thuận tiện. 
Một số đồ đạc bạn cần phải mua 
• Tủ đông: 1 chiếc, dùng để bảo quản thực phẩm như thịt cá.
• Tủ mát: Tủ dạng kính trưng bày, có hệ thống làm mát phía dưới, dùng để bảo quản rau, củ, hoa quả và thịt cá trong ngày.
• 2 kệ sắt siêu thị: 1 kệ to dùng để bày các loại rau, kệ nhỏ bày các loại đặc sản 3 miền như mắm tép, trứng, hành tỏi, miến, mì chũ, tương ớt,… 
• 10 rổ nhựa loại vuông: Dùng để bày hoa quả và những loại củ quả không cần phải bảo quản trong tủ mát, nơi khách có thể dễ dàng nhìn thấy nhất. 
• Máy tính: Máy tính có cài các phần mềm bán hàng để ở quầy thu ngân. 
• 1 quầy thu ngân, camera, điện thoại bàn,…

Bước 4: Tìm, đào tạo và quản lý nhân viên

Nhiều cửa hàng thực phẩm sạch mất khách vì nhân viên có thái độ hách dịch với khách hàng, cân thiếu, không am hiểu về hàng hóa để tư vấn cho khách,… Do đó bạn cần lưu ý những điểm sau khi tuyển nhân viên:

• Có thái độ ứng xử đúng mực, lịch sự với khách hàng. 
• Am hiểu về thực phẩm, nguồn gốc của các loại hàng hóa để tư vấn cho khách hàng. 
• Chăm chỉ, thật thà, nhanh nhẹn, tháo vát 
• Đào tạo nhân viên cách chăm sóc khách hàng như: cúi chào khách hàng khi họ đến và đi, tư vấn nhiệt tình, cân hàng chính xác,… 
• Truyền nhiệt huyết cho nhân viên về việc bán hàng thực phẩm sạch phải có tâm.

Bước 5: Vận hành cửa hàng 

- Xây dựng thương hiệu: Việc đặt tên cho cửa hàng và xây dựng thương hiệu cho cửa hàng thực phẩm sạch của bạn vô cùng quan trọng. Cửa hàng Rau Bác Tôm của ông chủ Trần Mạnh Chiến được khách hàng luôn nhớ đến vì cái tên vô cùng ý nghĩa và gần gũi. Rau Bác Tôm chọn gam màu nâu đất làm chủ đạo khi thiết kế và xây dựng thương hiệu, từ bảng hiệu, túi, phông nền trang web, đồng phục nhân viên,... Màu nâu đất biểu trưng cho đất, màu của sự gần gũi. 

- Lập trang web: Khi cửa hàng của bạn phát triển đừng quên lập một trang web giới thiệu về cửa hàng. Trang web đẹp, đầy đủ thông tin về cửa hàng, các loại thực phẩm, đối tác sẽ giúp thương hiệu của bạn có thêm uy tín và phát triển mạnh mẽ. 

- Lập Fanpage: Hãy lập một fanpage để bán hàng, vừa không tốn chi phí mà lại vô cùng hiệu quả. Những bà mẹ trẻ bận rộn, những nhân viên văn phòng công sở không có thời gian đi mua đồ ăn,… thường chọn cách mua đồ online. Hãy cập nhật thường xuyên hàng hóa lên fanpage để khách hàng có thể biết được. Lưu ý admin phải trả lời nhanh và khéo léo những đơn đặt hàng và khi có khách hàng phản hồi. 

- Kinh doanh nhượng quyền: Khi đã có thương hiệu tốt, bạn không thể quản lý được hết mọi việc, hãy nghĩ đến việc nhượng quyền. Nhưng phải đảm bảo họ làm đúng quy trình, đảm bảo nguồn hàng, tránh ảnh hưởng đến uy tín đến thương hiệu bạn đã mất công xây dựng.

- Chăm sóc khách hàng: Ngoài việc tư vấn nhiệt tình cho khách hàng, giao hàng nhanh, cân hàng chuẩn,… nhiều cửa hàng thực phẩm sạch thường xuyên tổ chức cho những khách hàng thân thiết đi tham quan vườn rau sạch, nơi cửa hàng thường nhập hàng. Việc này tăng sự gắn bó và giúp khách hàng tin yêu cửa hàng của bạn hơn.

Nguồn Sưu tầm

Thứ Năm, 12 tháng 5, 2016

Chi phí mở một siêu thị mini

- Không có nhận xét nào

Bạn có một mặt bằng đẹp và muốn mở một siêu thị mini để kinh doanh? Bạn chưa biết sẽ bắt đầu đâu và mở siêu thị mini cần bao nhiêu vốn? Hãy cùng tham khảo những thông tin sau do chúng tôi thu thập chắc chắn sẽ giúp ích cho bạn rất nhiều đấy.

- Giá kệ siêu thị mini : một siêu thị mini sẽ có diện tích trung bình trên dưới 200m2. Trước khi tìm mua giá kệ về bày hàng bạn nên khảo sát trước mặt bằng, kích thước các phần để ra để làm kho hàng, tủ đông, tủ mát, bàn thu ngân, các loại kệ khác ... từ đó sẽ lên được phác thảo số lượng kệ cần sử dụng và số tiền bạn cần phải trả.

Kệ siêu thị gồm có 2 loại là kệ đơn và kệ đôi giá của chúng dao động từ 600k đến 1 triệu / bộ tùy loại kệ dày hay mỏng, kệ đơn hay kệ đôi vì thế số lượng tiền vốn đầu tư và trang bị kệ để hàng dao động từ 40 - 60 triệu đồng.


>>> Xem ngay : Kinh nghiệm mở siêu thị mini với chi phí thấp nhất


- Hệ thống camera giám sát: camera giám sát cũng là thiết bị bạn không thể không trang bị bởi nó đảm bảo an ninh và kiểm soát siêu thị cho bạn, tránh thất thoát hàng, kẻ gian hoặc cháy nổ. Với siêu thị mini bạn nên trang bị loại đầu 8 kênh có thể lắp được 8 mắt Full HD. Một đầu 8 kênh giá vào khoảng 5 - 6 triệu tùy đơn vị cung cấp, mỗi mắt soi có giá trên dưới 500k/ mắt số lượng mắt bạn lắp tùy vào qui mô siêu thị. Bên cạnh đó là công lắp và dây cáp cái này thì không đáng kể.

- Bàn thu ngân : là sản phẩm hỗ trợ bạn thanh toán tuyệt vời nhất, nhanh gọn, chính xác và chuyên nghiệp. Bàn thu ngân có 2 loại một loại ốp nhựa và ôm nhôm, và có kích thước từ 1,2m 1,5m 1,8m với siêu thị mini nên chọn loại 1,5m và 1,8m giá của chúng trên thị trường từ 4,8 triệu đến 5,8 triệu.

- Máy đọc mã vạch : chỉ cần sử dụng loại đơn tia là khá tốt rồi giá của chúng từ 1,2 triệu đến 1,6 triệu.

- Máy in hóa đơn cũng có nhiều loại loại khổ nhỏ 2,4 triệu và khỏ to tầm 2,6 triệu 

Ngoài ra bạn nên trang bị thêm các loại giỏ làn siêu thị và xe đẩy hàng. Nếu siêu thị mini có lối đi rộng bạn có thể trang bị thêm vài xe đẩy hàng giá của chúng khoảng trên dưới 1 triệu/ xe. Còn với giỏ làn thì có nhiều loại từ giỏ làn quai nhựa đến quai inox hay giỏ kéo đa năng. Chúng tôi khuyên bạn nên sử dụng loại giỏ quai inox bền hơn, đẹp hơn, giá của chúng từ 100 -150k / chiếc. Còn làn kéo đa năng bạn cũng nên trang bị thêm giá của chúng dưới 300k.

Một điều quan trọng nữa là bạn phải để dành vốn lớn để nhập hàng, một siêu thị đầy ắp hàng hóa bày trên kệ bao giờ cũng thu hút được khách hàng. Bạn cũng đừng vội sắm các loại tủ lạnh tủ mát, bởi với qui mô là một siêu thị mini sẽ có rất nhiều đơn vị kinh doanh, đại lý hàng đến chào hàng bạn nên thương lượng để họ cung cấp cho bạn những cái tủ này hoàn toàn miễn phí.

Trên đây là tổng hợp những trang thiết bị bạn cần trang bị cho siêu thị mini của bạn. Hãy tham khảo để biết cách cân đối vốn đầu tư một cách hợp lý nhất. Nếu bạn có nhu cầu hãy liên hệ ngay với Thăng Long để tìm mua được những bộ kệ siêu thị giá rẻ chất lượng nhất.

Hotline : 0919.467.868 - 0964.196.611

Kinh nghiệm mở siêu thị mini với chi phí thấp nhất

- Không có nhận xét nào

Là đơn vị lâu trong lĩnh vực với bề dày kinh nghiệm tư vấn, thiết kế và setup cho hàng nghìn siêu thị, siêu thị mini, cửa hàng tự chọn, cửa hàng tiện lợi, siêu thị đồ gia dụng, cửa hàng tạp hóa .... chúng tôi đã đúc rút ra được rất nhiều những kinh nghiệm thực tế làm sao mở ra một siêu thị có thể vận hành tốt với chi phí thấp nhất. Với bài viết này chúng tôi mong muốn rằng sẽ giúp bạn trả lời được những câu hỏi như : mở siêu thị mini cần bao nhiêu vốn?. Các thiết bị cần thiết để mở siêu thị mini?, Cách lựa chọn mặt bằng để mở siêu thị mini ?, Nhập hàng cho siêu thị mini ở đâu? hay các quản lý siêu thị mini tốt nhất ...
1. Địa điểm : 

Không cần nói ai cũng hiểu đây chính là yếu tố quan trọng nhất quyết định tới thành công của siêu thị mini.

Kinh nghiệm mở siêu thị mini là cần chọn những nơi đông dân cư, giao thông đi lại không quá khó khăn, địa điểm dễ nhìn, dễ tìm. Bạn cũng không nên chọn những địa điểm đã có mật độ dày đặc các siêu thị mini để giảm thiểu mức độ cạnh tranh. Nếu như có thể thì địa điểm mở siêu thị và chỗ bạn ở nên một chỗ hoặc phải gần nhau, như vậy bạn sẽ tận dụng được công việc gia đình khác cũng như yên tâm hơn trong việc quản lý hàng hóa, thoải mái bày hàng, tận dụng làm việc gia đình.

Bên cạnh đó kinh nghiệm nữa làn bạn nên dành ra một phần mặt bằng để làm kho lưu trữ hàng để chủ động nguồn hàng và tránh cháy, hết hàng đáng tiếc.

2. Hàng hóa: 

- Danh mục hàng hóa: Thông thường một siêu thị mini có khoảng 3000 mặt hàng siêu thị và 1000 mặt hàng bán chạy. Bạn nên phân loại chúng để vừa dễ cho việc trưng bày, kiểm soát và định hướng kinh doanh.

- Nguồn hàng : bạn nên sử dụng nhiều nguồn hàng khác nhau và ổn định.

- Giá cả hàng hóa: Giá cả hàng hóa bán lẻ sẽ thay đổi theo ngày và theo tuần. Nhà cung cấp thì luôn giở chiêu trò để bán nhiều hàng. Hãy điều tra kĩ giá trong khu vực, đừng thấp quá mà cũng đừng cao quá. Với lại giá bán sẽ phụ thuộc rất nhiều vào số lượng hàng bạn lấy trên một đơn hàng, bởi càng lấy nhiều thì sẽ được chiết khấu cao hơn cũng như tiền trưng bày của các nhà cung cấp. Để lấy được giá hợp lý bạn nên tìm đến giám sát bán hàng khu vực để trao đổi, như thế sẽ hạn chế được nhân viên bán hàng cung cấp thông tin không đúng cho bạn. Một số chủ cửa hàng chia sẻ rằng bọ bị một số nhân viên bán hàng hay nói dối theo kiểu này: Công ty đề ra chế độ mua 5 thì được tặng một nhưng nhân viên bán hàng lại nói phải mua 8 mới được tặng 1 hoặc là tỷ lệ chiết khấu cũng thế, thực tế mua đơn hàng 1 triệu được chiết khấu 5 % nhưng nhân viên bán hàng lại nói mua 1,3 triệu thì mới được chiết khấu 5 %). Bạn phải lưu ý những vấn đề này để có thể nhập được giá tốt nhất.

-Chất lượng sản phẩm : Bạn không nên nhập hàng của nhân viên tiếp thị nếu như không biết trụ sở của nhà cung cấp đó ở đâu, vì hiện nay đặc biệt là hàng thực phẩm và mỹ phẩm có rất nhiều hàng giả, đừng ham rẻ mà nhập hàng bạn sẽ mất khách ngay bởi người tiêu dùng giờ rất thông thái.



3. Khảo sát đối thủ: 

Xem các cửa hàng xung quanh bán hàng gì, giá cả như thế nào. Vấn đề này rất quan trọng vì trong kinh doanh thì “biết mình biết ta trăm trận trăm thắng”. Thi thoảng bạn cử người sang đó mua độ chục mặt hàng để check giá. Về cứ áp bằng giá là đã có cơ hội lôi kéo khách hàng rồi. Vì ngoài giá còn phụ thuộc vào cung cách phục vụ nữa.

4. Trưng bày 

Ai cũng vậy thôi một siêu thị chuyên nghiệp, hiện đại với đầy đủ tiện nghi bao giờ cũng kích thích được sự tò mò người xung quanh, người đi đường. Vì vậy việc trang bị các trang thiết bị cần thiết cùng với sắp xếp bố trí chúng như thế nào cho khoa học , thẩm mỹ là điều cũng rất quan trọng. Việc sắp xếp và trưng bày hàng theo ghi nhận 100% các chủ tiệm tạp hóa và siêu thị đều đánh giá cao và lựa chọn giá kệ siêu thị để trưng bày hàng.

Bật mí cho bạn trưng bày hàng hóa cũng ảnh hưởng đến doanh thu bán hàng của bạn đấy. Vì thế những mặt hàng đắt tiền hãy để ở vị trí vừa tầm mắt nhất, hàng bán chạy , nhu yếu phẩm nên đặt ở cuối dãy để khách hàng phải đi đến cuối dãy như vậy sẽ khiến khách có thể nhặt thêm những mặt hàng khác trong lúc tìm sản phẩm cần mua. Chú ý đến các đối tượng trẻ em chúng sẽ giúp bạn "lấy được tiền từ túi của bố mẹ chúng đấy ^^"

Nếu doanh số bán chậm thì hãy thử thay đổi vị trí nhóm hàng hóa. Thay đổi khi nào cảm thấy doanh số tăng hoặc ổn định là được, hoặc trưng bày theo mùa (tết thì bày bánh kẹo ra ngoài, 8/3 nên bày mỹ phẩm ra ngoài…). Ánh sáng trong cửa hàng phải đảm bảo, hãy làm cho cửa hàng thật chật chội nhưng phải ngăn nắp. Cảm thấy bắt mắt và hàng hóa đa dạng thì khách hàng mới vào.

5. Các trang thiết bị cần thiết : 

- Giá kệ siêu thị
- Camera giám sát
- Phần mềm quản lý bán hàng
- Máy in mã vạch
- Máy đọc mã vạch
- Máy in hóa đơn
- Bàn thu ngân
- Xe đẩy hàng
...

Ngoài ra còn tủ mát, tủ đông, tủ lạnh, kệ khuyến mãi bạn không nên sắm ngay bởi khi biết tin bạn sắp mở siêu thị mini sẽ có rất nhiều nhãn hàng đến liên hệ hợp tác với bạn, hãy đàm phán để họ cấp miễn phí cho bạn với điều kiện bạn phải bán hàng và đạt số cho họ.

6. Martketing Quảng cáo 

Hãy khuếch trương cửa hàng bằng tấm biển quảng cáo lớn, âm thanh. Đặc biệt là hôm khai trương nên xây dựng chương trình khuyến mại có thể bán lỗ ít hoặc hòa vốn những sản phẩm thiết yếu để thu hút khách hàng tới. Điều quan trọng là phải để khách hàng biết về thông tin đó bằng những tấm băng rôn trước cửa hoặc phát tờ rơi trước đó mấy ngày trong vòng bán kính nào đó mà bạn thấy phù hợp.

7. Nhân sự 

Với mô hình siêu thị mini thì mình nghĩ chỉ cần tối đa 4 nhân viên bán hàng chia làm hai ca. Nhân sự phải là những người tin tưởng, bán hàng này nói chung là trên một sản phẩm rất ít nên không quản lý được sẽ lỗ chắc. Hãy đào tạo nhân sự những vấn đề cơ bản sau: Không ban giờ để khách hàng bực tức bỏ đi, trả tiền thừa bằng hai tay, dạ vâng thưa gửi rõ ràng… đó là cách tạo mối quan hệ với khách hàng, tạo thiện cảm khách hàng để họ quay lại trở thành khách hàng thân thiết ...

Trên đây chỉ là những kinh nghiệm thực tế chúng tôi đúc rút ra và sưu tầm từ sự phản hồi từ phía khách hàng. Nếu bạn đang có ý định mở siêu thị mini hãy liên hệ với kệ siêu thị Thăng Long để được tư vấn miễn phí và báo giá tốt nhất nhé.

Hotline : 0919.467.868 - 0964.196.611

Thứ Năm, 5 tháng 5, 2016

Bán lẻ truyền thống “vượt” kênh hiện đại

- Không có nhận xét nào
Nhiều người cho rằng việc ra đời và phát triển nhanh của kênh bán lẻ hiện đại đang “giết” dần các cửa hàng truyền thống. Thế nhưng, báo cáo “Người mua hàng hay nhà bán lẻ - cần tập trung vào ai tại điểm bán?” của Công ty Nghiên cứu thị trường Nielsen Việt Nam cho thấy tăng trưởng của kênh thương mại truyền thống nhanh hơn kênh hiện đại đến 5,4% trong năm qua.

Cửa hàng truyền thống vẫn có thế mạnh

Hơn bốn năm nay, cứ mỗi cuối tuần, chị Mỹ Hà ở quận Phú Nhuận, TPHCM có thói quen đến siêu thị mua hàng loạt sản phẩm thiết yếu cho gia đình nhưng riêng sữa bột, tã lót hay bột ăn dặm... cho con nhỏ thì chị chọn mua ở các cửa tiệm tạp hóa hoặc các đại lý chuyên bán các mặt hàng này. Chị Hà chia sẻ, trước đây mỗi lần đi siêu thị, tiện thể chị mua cả đồ dùng cho con. Một lần không kịp mua sữa và tã, chị ra cửa hàng tạp hóa gần nhà thì phát hiện hộp sữa bột mà lâu nay chị mua ở siêu thị đắt hơn những nơi này từ 40.000-50.000 đồng, còn bịch tã lớn thì đắt hơn từ 10-15%. Ngay cả lúc siêu thị có chương trình khuyến mãi, giá bán những sản phẩm này của siêu thị vẫn cao hơn từ 3-7%. Đó là chưa kể, các cửa hàng chị thường mua lưu số điện thoại, tích lũy điểm mua hàng, thông tin cho chị các chương trình khuyến mãi tặng quà của các nhãn hàng mà chị hiếm thấy ở các kênh bán lẻ hiện đại. Một điểm đáng chú ý nữa là chủ các cửa hàng sẵn sàng hỗ trợ giao hàng miễn phí đến tận nhà.

Bà Sáu Thuận, có cửa hàng tạp hóa bán tại nhà trong một con hẻm lớn ở đường Huỳnh Văn Bánh, quận Phú Nhuận chia sẻ: nhiều cửa hàng lớn gắn đèn sáng choang, máy lạnh mát rượi, trưng bày bắt mắt, mở cửa suốt ngày lẫn đêm (cửa hàng tiện lợi - PV) với “tên Tây, tên Tàu” nhưng khi so với nhiều mặt hàng cùng thương hiệu tại cửa hàng bà bán thì giá của họ cao hơn ít nhất 10%. Nhiều nhà cung cấp trước đây không mấy quan tâm nhiều đến cửa hàng bà do nằm trong hẻm giờ cũng gửi hàng đều đặn để bà bán, trong đó có các thương hiệu uy tín, kể cả hàng trứng gia cầm, bún tươi...Điều này làm cho hàng hóa của bà ngày càng phong phú và uy tín hơn. Hàng hóa phần lớn được các đơn vị phân phối ký gửi nên bà cũng không lo việc thiếu vốn để kinh doanh. 

Bà Thuận tin rằng các cửa hàng tạp hóa như cửa hàng mình vẫn có thể cạnh tranh về giá cũng như cách phục vụ với những cửa hàng tiện lợi hiện đại hoặc các siêu thị lớn đang ngày càng mở rộng điểm bán, khách quen hoặc hàng xóm ở khu phố bà ở sẽ không bỏ bà mà đi. Theo báo cáo của Công ty Nielsen Việt Nam, trong một thập kỷ qua, lần đầu tiên kênh bán lẻ truyền thống tăng trưởng nhanh hơn kênh thương mại hiện đại (hơn đến 5,4%). Hiện kênh bán lẻ truyền thống chiếm hơn 85% doanh thu của ngành hàng tiêu dùng nhanh, tương đương với gần 10 tỉ đô la Mỹ.



Không thể bỏ qua kênh bán hàng truyền thống

Dù đang có sự dịch chuyển mua sắm từ chợ, cửa hàng tạp hóa vào cửa hàng tiện lợi và siêu thị nhưng nhìn một cách tổng thể, số lượng cửa hàng tạp hóa và chợ trong nước vẫn còn rất lớn, do đó, chi tiêu ở kênh mua sắm truyền thống này vẫn cao. 

Theo các chuyên gia bán lẻ, số siêu thị, cửa hàng hiện đại có tăng nhưng không nhiều như cửa hàng truyền thống do thị trường trong nước còn có hơn 70% dân số sống ở vùng nông thôn, kênh bán hàng hiện đại vẫn chưa thể vươn tới được. Ngay cả ở các đô thị lớn, một bộ phận dân cư, số đông là người lớn tuổi, bà nội trợ vẫn chọn cửa hàng tạp hóa, kể cả chợ, là kênh mua sắm thường xuyên do hai kênh này có tính tiện lợi riêng như gần nhà, mua sắm không phải gửi xe và kể cả có thể thiếu nợ...

Các chuyên gia trong ngành bán lẻ cũng cho rằng các cửa hàng tạp hóa quy mô nhỏ vẫn có sức sống riêng bởi sự hiện diện gắn chặt với thói quen mua nhanh, bán nhanh, di chuyển quãng đường ngắn của cư dân... Do đó, cửa tiệm tạp hóa sẽ không chết mà sẽ tồn tại song song với các cửa hàng tiện lợi, siêu thị và đại siêu thị. 

Có một điều là sự phát triển nhanh của kênh bán lẻ hiện đại đòi hỏi các hộ kinh doanh cá thể, chủ cửa tiệm tạp hóa cũng phải thay đổi về cung cách phục vụ, không nói thách, bán hàng uy tín và chất lượng để tồn tại và thậm chí có thể tăng trưởng tốt nếu biết cách giữ chân “thượng đế”. Bởi lẽ, các cửa hàng nhỏ có những điểm mạnh như tận dụng mặt bằng tại nhà, ít thuê lao động... dẫn đến chi phí thấp, nên giá bán rất cạnh tranh so với các kênh bán lẻ hiện đại. Điều này đã khiến các nhà sản xuất phải điều chỉnh chiến lược quay trở lại với kênh bán lẻ truyền thống.

Báo cáo của Nielsen Việt Nam cũng chỉ ra một “nghịch lý”, rằng kênh bán lẻ truyền thống ở Việt Nam mang lại doanh thu lớn nhất cho nhà sản xuất nhưng các nhà tiếp thị, quản lý nhãn hàng lại thường xem nhẹ hoặc bỏ qua kênh bán hàng này. 

Theo quan sát của ông Vaughan Ryan, Tổng giám đốc Nielsen Việt Nam, trong một thị trường có đến hơn 1,3 triệu cửa hàng kinh doanh truyền thống như Việt Nam, để đưa sản phẩm vô tất cả các cửa tiệm là một thách thức. Các nhà sản xuất - kể cả nhà sản xuất lớn có đội ngũ bán hàng hùng mạnh cũng không thể khai thác hết cơ hội. Các nhà sản xuất lớn cũng chỉ có mặt ở 30% cửa hàng. Nghiên cứu gần đây của Nielsen đã cho thấy, sự có mặt tại 30% cửa hàng này đóng góp đến 80% tổng doanh số của ngành hàng tiêu dùng nhanh tại thị trường Việt Nam.

Nielsen phát hiện ra rằng các nhà bán lẻ tạp hóa rất có sức mạnh trong việc tác động đến quyết định mua hàng. Ngoài gia đình và bạn bè thì nhà bán lẻ là một nguồn thông tin tham khảo quan trọng tác động đến việc mua sản phẩm của người mua hàng. 

Báo cáo của Nielsen còn phát hiện “Thông thường, các nhà sản xuất sử dụng các chương trình khuyến mãi để tạo sự chú ý với người tiêu dùng tại điểm bán nhưng chỉ 2% người tiêu dùng nhận biết các chương trình khuyến mãi hiện có khi đến mua hàng tại cửa hàng tạp hóa và chỉ 1% nhà bán lẻ đề cập về các chương trình khuyến mãi đến với người mua hàng ngay tại cửa hàng”.

Bên cạnh đó, chỉ 10% nhà bán lẻ giới thiệu sản phẩm thay thế cho các sản phẩm đang hết hàng. Điều này gây ra mất mát cho cả nhà bán lẻ và nhà sản xuất khi để vuột đi cơ hội tăng doanh số cho mình. Ngoài ra, cũng chỉ có 10% nhà bán lẻ nói về các sản phẩm mới khi người mua hàng đến cửa tiệm. 

Vì vậy, việc nhà sản xuất xây dựng và duy trì mối quan hệ chặt chẽ đối với các nhà bán lẻ này sẽ giúp họ thành công trong tương lai.