Blog Archive

Hình ảnh chủ đề của Storman. Được tạo bởi Blogger.

Categories

Text Widget

Translate

Facebook

Popular Posts

Pages

Subscribe Via Email

Subscribe to our newsletter to get the latest updates to your inbox. ;-)

Your email address is safe with us!

Hiển thị các bài đăng có nhãn kinh-nghiem-hay. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn kinh-nghiem-hay. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Sáu, 8 tháng 7, 2016

Hé lộ một vài cách tăng doanh số cho shop thời trang

- Không có nhận xét nào

Dạo qua một vòng các tuyến phố hay các trang fanpage facebook bạn có thể dễ dàng nhận thấy shop nào cũng giảm giá, khuyến mãi và sall off từ 10% thậm chí đến 70%. Cách làm này đã quá nhàm chán với các khách hàng và không còn mang lại nhiều hiệu quả. Khách hàng giờ đây rất thông minh và rất biết tính toán. Đôi khi việc giảm giá quá nhiều còn khiến là giảm giá trị cho sản phẩm, mất đi sự uy tín của shop. Dưới đây Thăng Long xin chia sẻ một vài cách khuyến mãi độc đáo mà bạn nên tham khảo để áp dụng cho shop của mình.

1. Chiết khấu sản phẩm

Nếu hay đi mua đồ siêu thị bạn sẽ thấy nếu mua túi bột giặt 5kg sẽ được tặng kèm kem đánh răng, mua chai dầu ăn 5 lít được tặng kèm nước rửa chén. Hiện vật là thứ dễ dàng cảm nhận bằng các giác quan nên có sức hút đối với khách hàng và thôi thúc họ mua sản phẩm.

Các chủ cửa hàng thời trang có thể áp dụng hình thức chiết khấu sản phẩm với cửa hàng mình bằng cách đưa ra mức giá trị hóa đơn tối thiểu để khách hàng được tặng thêm sản phẩm.

Ngoài ra, chiết khấu sản phẩm cón tiết kiệm chi phí hơn so với chiết khấu theo phần trăm giá trị hóa đơn. Thay vì giảm 20% cho hóa đơn 1 triệu, sẽ tiết kiệm chi phí hơn nếu bạn tặng khách hàng 1 sản phẩm được bán với giá 200.000đ, bởi thực tế sản phẩm này sẽ có mức giá vốn thấp hơn 200.000đ.



2. Tổ chức mini game có thưởng

“Giảm tới 20% nếu chính các ông chồng đi mua và nói đúng size giày của vợ nhân dịp 8/3 hay 20/10”. Hình thức này bản chất là một mini game dành cho các cặp vợ chồng, cho dù khách hàng trung thực hay cố tình không trung thực với trò chơi thì bạn vẫn kích thích được họ mua hàng rồi. 

Vậy làm sao để khách hàng biết đến các chương trình khuyến mãi hấp dẫn của bạn?
Bạn có thể thông báo các chương trình này trên trang Fanpage của cửa hàng bằng những Status thật hấp dẫn. Còn nếu bạn đã có thông tin của khách hàng, hãy gửi tin nhắn hay email giới thiệu các chương trình này để có thể tiếp cận với họ nhanh hơn.

3. Dựa theo những trào lưu trên mạng xã hội để khuyến mãi

Thực tế là một cửa hàng pizza đã thu về kha khá khi áp dụng chương trình giảm 50% cho những người thuộc cung bọ cạp nhân sự kiện “cô giáo bọ cạp”.

Hay một cửa hàng thời trang đã rất thành công khi thực hiện chiến dịch giảm 20% một mẫu váy mới cho bạn gái nào có thể “vòng tay chạm rốn”.

Nếu cửa hàng bạn có Fanpage thì hãy tận dụng các trào lưu trên mạng xã hội để khuyến mãi. Điều này sẽ thu hút các tín đồ mạng xã hội, thậm chí chính họ sẽ là người lan truyền thông tin khuyến mãi cho cửa hàng bạn.

Nguồn Internet

Nếu bạn có nhu cầu mở cửa hàng, shop thời trang hãy liên hệ với Thăng Long - chúng tôi chuyên thiết kế và lắp đặt các trang thiết bị nội thất cho shop từ tủ, kệ shop thời trang đến các loại móc treo quần áo shop và các thiết bị như camera, cổng từ, máy in hóa đơn, máy đọc mã vạch ... Liên hệ ngay để tìm mua được những sản phẩm chất lượng giá tốt nhất nhé.

Hotline : 0919.467.868 - 0964.196.611

Kinh nghiệm chăm sóc và giữ chân khách hàng tiềm năng

- Không có nhận xét nào

Khách hàng mỗi người mỗi tính mỗi tâm lý khác nhau, có người rất dễ và xuề xòa lại có người rất khắt khe. Bạn đã bước chân vào lĩnh vực kinh doanh bạn phải biết chấp nhận, hiểu được khách hàng để ứng biến trong mọi tình huống, làm vui lòng khách đến vừa lòng khách đi. Với một dãy các cửa hàng các sản phẩm giống nhau thì việc cải thiện chất lượng phục vụ, chăm sóc khách hàng, nâng cao dịch vụ tiện ích sẽ tạo ra sự khác biệt và trở thành chìa khóa giúp bạn thu hút khách hàng đấy. 

Dưới đây Thăng Long xin giới thiệu một vài biện pháp giúp bạn nâng cao chất lượng dịch vụ chăm sóc khách hàng :

1. Phân chia từng nhóm khách hàng để phục vụ tốt hơn

Khách hàng luôn mong đợi mỗi nhân viên bán hàng biết rõ tất cả các giao dịch của mình trước đó như họ đã mua gì, họ gặp vấn đề gì, những khiếu nại của họ nếu có, họ thích và không thích sản phẩm ở điểm nào?

Khi cửa hàng đã có được chi tiết thông tin về khách hàng thì nhất thiết phải phân chia từng nhóm khách hàng riêng như: nhóm khách hàng mua 1 lần, nhóm khách hàng đổi trả, v.v… để tìm nguyên nhân vì sao khách mua một lần không quay lại? tại sao khách lại đổi trả hàng? Từ đó chủ cửa hàng sẽ điều chỉnh chính sách và phục vụ tốt hơn cho từng nhóm khách hàng khác nhau.

2. Lưu giữ thông tin khách hàng

Để giữ chân được khách hàng trung thành bạn cần phải lưu giữ được thông tin của khách hàng về tên, ngày sinh, địa chỉ, điện thoại liên hệ v.v.. Nhưng để có thể hiểu hơn về khách và giúp tăng doanh thu thì bạn cần phải biết nhiều hơn như số lần mua hàng, yêu cầu khiếu nại, tích lũy điểm thưởng, sở thích v.v.. và nếu lưu lại bằng excel hay sổ sách thì vô cùng mất thời gian và bất tiện.

Giải pháp cho các chủ cửa hàng là dùng phần mềm quản lý bán hàng. Với tính năng quản lý khách hàng sẽ giúp bạn lưu giữ mọi hoạt động thông tin của khách bao gồm thông tin, số lần mua hàng, yêu cầu khiếu nại, tích lũy điểm thưởng.. Những ưu điểm khi sử dụng phần mềm như:

Theo dõi chi tiết thông tin khách hàng

Với phần mềm quản lý bán hàng bạn hoàn toàn có thể lưu trữ thông tin khách hàng chi tiết theo mã, họ tên, số điện thoại, email, địa chỉ. Điều này sẽ giúp chủ cửa hàng nhanh chóng tìm kiếm thông tin khách hàng, áp dụng giảm giá phù hợp và phục vụ thanh toán hóa đơn một cách nhanh chóng.

Bổ sung thông tin khách hàng nhanh chóng

Khách hàng lần đầu tiên đến với cửa hàng và bạn muốn lưu lại thông tin để phục vụ cho những lần giao dịch tiếp theo? Phần mềm quản lý bán hàng Thăng Long giúp bạn dễ dàng cập nhật thông tin khách hàng mới ngay trên màn hình hóa đơn bán hàng.

Những chủ cửa hàng bán lẻ có tầm nhìn xa thường sẽ ưu tiên đầu tư vào phát triển công nghệ bởi họ hiểu rằng nếu không dựa vào công nghệ hiện đại, họ sẽ có thể bị đánh bại bởi đối thủ có sự đầu tư vượt trội hơn.



3. Tương tác thường xuyên với khách hàng

Cửa hàng bán lẻ có thể chọn cách tương tác với khách hàng qua tin nhắn SMS, Email thậm chí là bằng cách gửi thư truyền thống hay gửi thiệp chúc mừng trong những ngày lễ đặc biệt sẽ kích thích mua sắm và tăng sự trung thành của khách.

4. Đổi trả hàng cho khách nhanh chóng, thuận tiện

Chủ cửa hàng nên hiểu rằng không một khách hàng nào muốn mất thêm thời gian, công sức để đổi trả món hàng mà mình đã mua. Vì thế cửa hàng nên thanh toán đổi trả nhanh cho khách hàng và tránh làm mất thời gian của họ.

Đổi trả hàng nhanh chóng và thuận tiện là một trong những cách giúp bạn giữ chân được khách hàng. Dù họ không ưng ý với món đồ lần này nhưng chắc chắn họ sẽ quay lại lần sau vì có thiện cảm với dịch vụ bán hàng của bạn.

Tham khảo Internet

Hãy đặt lợi ích khách hàng lên hàng đầu đây chính là kim chỉ nam dẫn đến con đường thành công trong mọi lĩnh vực kinh doanh. Bạn hãy biết lắng nghe, đặt địa vị vào 1 người khách hàng để có thể hiểu và chăm sóc họ tốt hơn. Đây cũng chính là phương châm hoạt động của Thăng Long - đơn vị hàng đầu trong lĩnh vực sản xuất kiêm phân phối gia ke sieu thi, giá kệ kho hàng cùng các trang thiết bị nội thất siêu thị, cửa hàng, shop thời trang khác. Luôn lắng nghe, hỗ trợ khách hàng tối đa tôi tin siê thị, cửa hàng của bạn sẽ luôn nhộn nhịp khách ra vào.

Thứ Tư, 1 tháng 6, 2016

Cửa hàng tạp hóa vẫn là kênh mua sắm ưa thích của người Việt

- Không có nhận xét nào

Trong năm 2015, lần đầu tiên trong 10 năm qua, tốc độ tăng trưởng của kênh truyền thống tăng nhanh hơn kênh thương mại hiện đại 5,4%, và hiện chiếm hơn 85% doanh thu của ngành hàng tiêu dùng nhanh, tương đương với gần 10 tỷ USD.

>>> Tin liên quan : Kinh nghiệm chọn kệ bán hàng tạp hóa
>>> Tin liên quan : Mở cửa hàng tạp hóa lấy hàng ở đâu?

Người Việt thích cửa hàng tạp hoá

Anh Nguyễn Trường Nam (một nhân viên văn phòng, 31 tuổi) cho biết: Hàng ngày, trước khi bắt đầu một ngày làm việc mới, anh đều ghé vào một cửa hàng tạp hoá gần cơ quan để mua 1 chai nước lọc và 1 phong kẹo cao su. Vài lần trong tháng, anh cần mua thêm một ít đồ dùng văn phòng, bánh kẹo mời bạn đồng nghiệp trong cơ quan hoặc hộp sữa cho đứa con nhỏ ở nhà.

Trên thực tế, việc thích mua sắm tại các cửa hàng tạp hóa đã được ăn sâu vào thói quen mua sắm tại các nền văn hóa Đông Nam Á như Việt Nam. Dù vài năm trở lại đây, các mô hình kinh doanh hiện đại ngày càng được mở rộng trên cả nước nhưng cửa hàng kinh doanh truyền thống vẫn đạt mức tăng trưởng ấn tượng.

Đặc biệt, trong năm 2015, lần đầu tiên trong 10 năm qua, tốc độ tăng trưởng của kênh truyền thống tăng nhanh hơn kênh thương mại hiện đại 5,4%, và hiện chiếm hơn 85% doanh thu của ngành hàng tiêu dùng nhanh tương đương với gần 10 tỷ USD.

Đây cũng là thị trường lớn và đầy tiềm năng cho các nhà sản xuất. Theo nhận định của Nielsen, trong một thị trường mà có đến hơn 1,3 triệu cửa hàng kinh doanh truyền thống như Việt Nam, thì để đẩy sản phẩm của nhà sản xuất vào cửa tiệm và để sản phẩm đó hiện diện trước mắt người tiêu dùng là một thách thức không nhỏ. Thậm chí, đối với hầu hết các nhà sản xuất, khả năng để khai thác hết cơ hội dù chỉ là một nửa của tổng số 1,3 triệu cửa hàng hiện hữu trên toàn quốc là không khả thi.

"Ngay cả các nhà sản xuất lớn có đội ngũ bán hàng hùng mạnh thì cũng chỉ khai thác trực tiếp được cơ hội ở 30% cửa tiệm. Do sự phức tạp trong việc làm quen và thích nghi với sự biến đổi liên tục của kênh thương mại truyền thống và một sự thật là hầu hết người tiêu dùng không thường xuyên đi đến cửa tiệm dù họ vẫn rất phụ thuộc vào người bán hàng, nên các nhà sản xuất đã chuyển trọng tâm của họ sang việc hiểu hành vi mua sắm của người tiêu dùng để tăng doanh số tại kênh truyền thống", Nielsen đánh giá.


Làm thế nào để đẩy hàng vào kênh truyền thống?

Tuy nhiên, việc hiểu các cửa hàng nào, các nhà sản xuất nên ưu tiên tập trung là điều tối quan trọng.

Nghiên cứu gần đây của Nielsen đã cho thấy, 30% cửa tiệm hiện hữu đang đóng góp đến 80% tổng doanh số của ngành hàng tiêu dùng nhanh (FMCG) tại thị trường Việt Nam. Với 95% giao dịch mua bán tại kênh truyền thống đã được định sẵn trước khi người tiêu dùng đến cửa tiệm, thì các nhà sản xuất cần phải tập trung vào nhu cầu của người tiêu dùng và những gì thúc đẩy họ trước khi đến cửa tiệm.

Tuy nhiên, không thể xem nhẹ quyền lực của nhà bán lẻ trong việc tác động đến quyết định mua hàng. Thực tế cho thấy, 2 trong 3 người mua hàng sẽ mua sản phẩm được giới thiệu bởi nhà bán lẻ. Ngoài gia đình và bạn bè thì nhà bán lẻ là một nguồn thông tin tham khảo quan trọng tác động đến việc mua sản phẩm của người mua hàng.

Theo Nielsen, tốc độ giao dịch mua bán tại cửa hàng tạp hóa truyền thống hầu hết đều diễn ra rất nhanh. Trung bình, một giao dịch mua hàng thường chỉ diễn ra vẻn vẹn trong 90 giây, với 10 giây đầu là để đặt hàng và 20 giây cuối là để thanh toán tiền mặt. Tuy nhiên, vẫn có trọn 1 phút người mua hàng rãnh rỗi và thường sẽ sử dụng điện thoại di động cho các việc riêng của họ.

"Khoảng thời gian này là một cơ hội rất lớn cho các nhà sản xuất để làm việc với các nhà bán lẻ để tạo ra những tương tác với người mua trong suốt khoảng thời gian này. Đó có thể là việc các nhà bán lẻ giới thiệu chương trình khuyến mãi hiện có đến người tiêu dùng, các chương trình bán hàng ưu đãi, cũng có thể là giới thiệu sản phẩm mẫu, cho đến các ý tưởng tiếp thị sáng tạo sử dụng công nghệ như là các mẩu quảng cáo ngắn trên màn hình để tạo sự tương tác và gắn kết nhiều hơn với người mua hàng", báo cáo Nielsen nêu.

Báo cáo của Nielsen cũng chỉ ra rằng, tại thị trường Việt Nam, trung bình một năm có 8% đơn vị sản phẩm hết hàng dự trữ mỗi ngày. Điều này đánh mất cơ hội để thu về doanh số tương đương với hơn 500 triệu USD của nhà sản xuất mỗi năm. Hơn nữa, chỉ 10% nhà bán lẻ giới thiệu sản phẩm thay thế cho các sản phẩm đang hết hàng tại cửa tiệm. Điều này gây ra mất mát cho cả nhà bán lẻ và nhà sản xuất khi để vuột đi cơ hội tăng doanh số cho mình.

Báo cáo cũng cho thấy, chỉ có 10% nhà bán lẻ nói về các sản phẩm mới khi người mua hàng đến cửa tiệm. Do đó, nhà sản xuất cần xây dựng và duy trì mối quan hệ chặt chẽ đối với các này bán lẻ. Các nhà sản xuất cũng cần phải biết rõ các cửa hàng nào là quan trọng nhất và cần phải hiện diện thường xuyên tại điểm bán. Đồng thời, phải luôn gây được sự nhắc nhở đối với nhà bán lẻ vì chính các nhà bán lẻ không chỉ giúp nhà sản xuất gia tăng doanh số, mà hơn hết họ còn giúp phát triển công việc kinh doanh của chính họ.

Theo Dân Trí

Thứ Ba, 31 tháng 5, 2016

Các bước mở cửa hàng kinh doanh phụ kiện điện thoại

- Không có nhận xét nào


Bỏ ra một số tiền không hề nhỏ để sắm cho mình một chiếc điện thoại di động thông minh không ai là tiếc tiền bỏ ta một khoản nữa để trang bị những phụ kiện bảo vệ và nâng cấp cho dế yêu của mình. Chính vì vậy nhu cầu sử dụng Smartphone ngày càng lớn đồng nghĩa với việc nhu cầu tìm mua linh phụ kiện cũng nhộn nhịp theo.


Cũng vì thế mà kinh doanh “Phụ kiện điện thoại” đang được ưa chuộng với số vốn đầu tư không quá lớn, lợi nhuận cao, rủi ro thấp…

Dưới đây là một số kinh nghiệm giúp bạn thành công khi mở cửa hàng phụ kiện điện thoại:

1. Vốn:

Kinh doanh phụ kiện điện thoại thường không yêu cầu nhiều về vốn mà sức mua mặt hàng phụ kiện này lại rất lớn. Do đó, lợi nhuận thu về cho cửa hàng là đầy tiềm năng. Sản phẩm phụ kiện thường có giá bán không cao mà tần suất mua hàng của khách lại rất nhiều nên khả năng thu hồi và quay vòng vốn khá nhanh. Thông thường với quy mô cửa hàng ở mức trung bình thì tiền hàng khoảng 35-50 triệu. Ngoài ra về trang trí cửa hàng, giá kệ để hàng thì cũng khoảng từ 10-20tr. Máy tính, máy in lazer khoảng 7-8tr. Phần mềm bán hàng, máy in hóa đơn, đầu đọc mã vạch chiếm khoảng 10tr.

2. Địa điểm:

Bạn nên tìm địa điểm đông dân cư, có đông người qua lại như khu sinh viên, mua sắm,… Cửa hàng không cần diện tích quá rộng nhưng phải đa dạng, phong phú các mặt hàng này đáp ứng đầy đủ nhu cầu của khách hàng về phụ kiện điện thoại. Những phụ kiện, ốp lưng đầy màu sắc khiến cho chiếc điện thoại được làm mới hoàn toàn, mang một diện mạo khác, thay đổi phong cách năng động làm cho khách hàng cảm thấy hứng thú khi làm việc với chú dế của mình.


3. Nguồn hàng:

Nguồn hàng phụ kiện điện thoại cũng là điều mà rất nhiều chủ shop tìm kiếm. Để có thể lựa chọn cho mình một nguồn hàng với yêu cầu về mẫu mã đẹp, giá sỉ, uy tín và chất lượng, nhiều chủ shop lấy hàng trực tiếp tận nhà buôn từ các chợ lớn hoặc trung tâm thương mại điện tử. Vì thị trường phụ kiện điện thoại khá cạnh tranh, nên bạn cần tham khảo nhiều mối buôn khác nhau để so sánh giá trước khi quyết định nhập hàng. Đa số mặt hàng này đều được sản xuất tại Trung Quốc, nếu có điều kiện bạn có thể tham gia đánh hàng trực tiếp tại Trung Quốc để được giá rẻ hơn rất nhiều. Tham khảo thêm kinh nghiệm đánh hàng Trung Quốc.

4. Sắp xếp cửa hàng

Việc sắp xếp các loại phụ kiện cũng cần được chú ý nhằm làm nổi bật các loại phụ kiện, tạo phong cách cho cửa hàng giúp thu hút khách hàng. Ngoài các tủ kệ trưng bày và ánh sáng, để trưng bày phụ kiện theo kinh nghiệm bạn nên sử dụng các vật dụng sau :


5. Bán hàng Online:

Hiện nay internet đang bùng nổ và nhu cầu mua sắm online cũng tăng nên kênh bán hàng online bạn nên hướng tới. Bạn nên xây dựng một trang web kinh doanh qua mạng. Đây là một trong những mặt hàng dễ dàng kinh doanh qua mạng nhất và có tính cạnh tranh cao. Chỉ cần bạn chụp hình sản phẩm, post lên web kèm giá và tính năng sản phẩm để chào hàng. Bạn tích cực chia sẻ các hình ảnh, bài viết về sản phẩm trên website qua mạng xã hội như Facebook, G+, Zalo, Instagram, Pinterest, Twitter, v.v…. Bán hàng online hiệu quả nó quyết định trên 70% sự thành công của cửa hàng.

6. Công cụ quản lý:

Kinh doanh phụ kiện điện thoại bắt buộc phải đa dạng mặt hàng, mẫu mã và chất lượng mặt hàng, vì vậy để kiểm soát được bạn có thể cần đến một giải pháp để quản lý cửa hàng hiệu quả hơn, chuyên nghiệp hơn, không mất nhiều thời gian trong việc cộng sổ sách (nhiều khi không chính xác), mất thời gian trong việc kiểm kê hàng hóa. Một phần mềm quản lý bán hàng chuyên nghiệp sẽ giúp nắm bắt thông tin về lượng hàng tồn kho, theo dõi doanh thu, lãi lỗ chính xác, thanh toán nhanh cho khách hàng để giải phóng hàng đợi thanh toán, bán hàng chính xác giá – không nhầm lẫn giá cả, quản lý nhân viên từ xa khi không có mặt tại cửa hàng, nâng cao hình ảnh thương hiệu của shop…

Nguồn Vnuni

Thứ Hai, 30 tháng 5, 2016

Kinh nghiệm mở cửa hàng đồ sơ sinh

- Không có nhận xét nào

Dù cho vào bất cứ thời điểm nào như kinh tế phát triển hay thời buổi khủng hoảng kinh tế thì các mặt hàng dành cho trẻ sơ sinh vẫn luôn nhận được rất nhiều sự quan tâm của các bà mẹ bỉm sữa. Nếu bạn có ý định mở một cửa hàng hay shop kình doanh mặt hàng này hãy tham khảo những kinh nghiệm dưới đấy nó giúp bạn không ít cho kế hoạch kinh doanh của bạn đấy.

>>> Xem thêm : Kinh nghiệm cần biết khi kinh doanh sữa, bỉm, đồ sơ sinh


1. Khảo sát và lựa chọn địa điểm, mặt bằng kinh doanh

Mở cửa hàng hay shop kinh doanh bất kì một mặt hàng nào, lĩnh vực nào địa điểm vẫn luôn được đánh giá là bước quan trọng nhất tạo nên sự thành công cho công việc kinh doanh. Từ bày trí cửa hàng như thế nào , thành phần dân cư với mức sống của vùng ra sao để nhập hàng trung bình hay cao cấp về bán, đến làm sao để khác biệt và có lợi thế sơ với đối thủ cạnh trong khu vực và các vùng phụ cận.

– Chọn địa điểm: bạn nên chọn địa điểm cửa hàng ở khu dân cư đông đúc và xa siêu thị, vì tâm lí các bà mẹ thích đi mua sắm ở gần nhà. Hơn nữa, xa siêu thị bạn sẽ dễ cạnh tranh hơn: vì giá rẻ hơn siêu thị, địa điểm gần.

– Mặt bằng cửa hàng: Tùy điều kiện của các bạn, có thể từ 30 m2 trở lên.

2. Phân loại và lựa chọn chủng loại hàng hóa

Với đặc trưng là hàng sơ sinh, mặt hàng đôi khi rất nhỏ gọn,lắt nhắt như bông chấm phấn rôm chẳng hạn, nhưng đôi khi lại cồng kềnh như nôi cũi, xe đẩy. Một tâm lý của bất cứ ông bố bà mẹ nào khi đi sắm đồ sơ sinh cho bé đó là muốn mua được đầy đủ các mặt hàng tại một cửa hàng. Vì vậy, cửa hàng của bạn phải đáp ứng được tiêu chí “thứ gì cũng có”, tức là đầy đủ và đa dạng về mặt hàng, bên cạnh đó còn phải có vài ba thương hiệu cho các bố mẹ tha hồ lựa chọn.

Mặt hàng cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ rất phong phú. Với cửa hàng mới mở, số vốn và kinh nghiệm còn hạn chế, trước mắt bạn nên nhập các mặt hàng thiết yếu nhất cần cho mẹ và bé. VD: chiếu hơi, chăn quấn em bé, miếng gặm lúc mọc răng, bình ủ sữa, bỉm, đầu vú cao su, dầu tắm gội…

Khi đã có được danh mục hàng hóa muốn nhập rồi, việc tiếp theo bạn nên làm đó là tìm kiếm và chọn lọc được nhà cung cấp, bán buôn tiềm năng. Khâu này quyết định lợi thế cạnh tranh và lợi nhuận của bạn đây. Vì thế, bạn cần có sự tiềm hiểu và so sánh kỹ lưỡng.


Sử dụng kệ bày hàng siêu thị để trưng bày đồ sơ sinh là giải pháp tối ưu nhất.

3. Lên dự toán và chủ động nguồn vốn

Trước khi bắt tay vào kinh doanh, bạn nên dự trù và đưa ra được chi phí cho những danh mục thuộc tài sản cố định, căn cứ vào diện tích và cách bày trí cửa hàng để đưa ra được số vốn cần cho việc nhập hàng…Từ đó, bạn có thể xác định được số vốn ban đầu cần có, cả vốn cố định và vốn lưu động.Bên cạnh đó, bạn nên quan tâm đến các thông số cơ bản khác như:vòng quay của vốn trong lĩnh vực này, lợi nhuận kỳ vọng, ….

4. Những lưu ý khi bắt đầu đi vào kinh doanh:

– Tạo màu sắc riêng cho cửa hiệu của bạn:
Tạo “xì tai” riêng cho tiệm: kết hợp màu sắc, hình thù, thông tin tên cửa tiêm, SĐT… tạo nên một biển hiệu, banner thật sinh động, nổi bật và riêng biệt ở khu phố, tuyến đường đó, đồng thời vẫn mang đặc trưng của cửa hàng đồ sơ sinh, dễ nhận biết với mọi người.
Bài trí cửa hiệu: Tạo sự thoải mái cho khách hàng khi họ bước vào cửa hiệu: không gian rộng, các kệ hàng và mẫu mã dễ nhìn thấy, màu sắc trong cửa hàng trang nhã, âm nhạc nhẹ nhàng.
– Tư vấn và chăm sóc khách hàng: trong thời cạnh tranh khốc liệt như hiện nay thì nếu làm tốt khâu này sẽ tạo nên lợi thế cạnh tranh cho cửa tiệm của bạn. Khách hàng thường có sự so sánh chất lượng, giá cả ở tiệm của bạn với những nơi khác. Hãy cung cấp thông tin về sản phẩm, ví dụ: bình sữa này làm từ nhựa hay thủy tinh, thể tích bao nhiêu,có ty thay thế không… Nếu là tiệm lớn, hãy mở các đoạn băng về sản phẩm cho khách hàng tham khảo.
– Nghệ thuật đón khách: Hãy luôn tươi cười và cảm ơn ngay cả khi khách chỉ “window shopping” (ngắm chứ không mua). Tuyệt đối không vồ vập, nài ép họ mua sản phẩm.
– Bảo vệ quyền lợi khác hàng: Đừng làm khó hay nhăn nhó khi khách có phản hồi về sản phẩm. Nếu hàng hóa có lỗi, phải tận tình sửa hoặc đổi cái mới cho họ. Như thế, khách sẽ quay lại với cửa tiệm của bạn.
– Sử dụng phần mềm bán hàng chuyên nghiệp: Khi số lượng hàng hóa trở lên nhiều hơn, số lượng giao dịch với khách hàng cũng tăng theo thời gian,… bạn sẽ tốn rất nhiều thời gian và công sức với những “tồn kho, công nợ, doanh thu, lãi lỗ…”. Và lúc đó bạn sẽ cần tới 1 giải pháp bán hàng để áp dụng vào việc kinh doanh của mình. Tuy nhiên, trên thị trường có rất nhiều phần mềm bán hàng chuyên nghiệp như vậy, bạn sẽ phải lựa chọn phần mềm của những nhà cung cấp có uy tín trên thị trường. Bạn có thể tham khảo các bạn hàng cùng ngành để xem họ đang dùng sản phẩm của nhà cung cấp nào, chất lượng ra sao, dịch vụ sau bán hàng như thế nào… để ra quyết định trong việc lựa chọn.

Nguồn Sưu tầm

Thứ Năm, 26 tháng 5, 2016

Mẹo hay giúp gia đình bạn "ăn sạch" hằng ngày

- Không có nhận xét nào

Ăn sạch là điều mà bất kì gia đình nào cũng mong muốn, nó không chỉ là ăn kiêng mà còn là lối sống là văn mình giúp tăng cường sức đề kháng, nâng cao sức khỏe, phòng tránh và đẩy lùi các loại bệnh tật.

Các loại hóa chất, hormone tăng trưởng, thức ăn chiên nướng, qua chế biến, thực phẩm nhiễm bẩn ... bạn cần nhanh chóng loại bỏ ngay ra khỏi tủ lạnh, căn bếp của bạn. Hãy sáng suốt lựa chọn các loại thực phẩm tự nhiên, đúng qui chuẩn, lựa chọn chế độ ăn uống lành mạnh kết hợp tập thể dục thể thao thường xuyên ...

>>> Tham khảo : Mở cửa hàng thực phẩm sạch cần bao nhiêu vốn
>>> Tham khảo : Kệ trưng bày rau quả sạch

Nếu bạn muốn ăn sạch nhưng không biết bắt đầu từ đâu, hãy đọc một số mẹo sau để có được một lối sống khỏe mạnh:

Loại bỏ mọi thực phẩm đã qua chế biến

Điều đầu tiên cần làm là phải bỏ hết mọi đồ ăn “không sạch” trong ngôi nhà của bạn. Điều này có nghĩa là các loại thức ăn như đồ đóng hộp, snack, khoai tây chiên hay bất kỳ loại thực phẩm nào mà bạn không thể định nghĩa được thành phần của chúng. Một khi bạn đã dọn sạch căn bếp của mình, hãy đi ra chợ, tới siêu thị để chọn các thực phẩm sạch, lành mạnh.

Chỉ dùng nước nguyên chất

Hãy vứt bỏ mọi loại đồ uống như soda, nước ép trái cây hay các đồ uống có đường khác để bắt đầu quá trình ăn sạch. Hãy đảm bảo rằng bạn chỉ cung cấp độ ẩm cho cơ thể bằng nước lọc. Nếu bạn cảm thấy uống nước lọc quá nhạt nhẽo thì hãy cho thêm một số vị mà bạn thích, như uống trà (không đường) hay cho thêm hoa quả vào đồ uống.


Lên danh sách các lựa chọn

Sẽ rất dễ ăn những đồ không tốt cho sức khỏe nếu bạn cứ lựa chọn tự do, vì vậy hãy loại bỏ khả năng bạn có thể bất chợt mua thực phẩm mà không có sự sắp xếp, chuẩn bị trước. Hãy thực hành cách điều chỉnh sự thôi thúc của bộ não bằng việc lập nên một danh sách những thực phẩm bạn nên và không nên mua. Sau đó, mang theo danh sách này tới siêu thị, cửa hàng tạp hóa để nhắc nhở bản thân lựa chọn cho đúng.

Biết khi nào nên mua thực phẩm hữu cơ

Ăn sạch không có nghĩa là tất cả mọi thứ đều phải là hữu cơ. Tuy nhiên, có một vài loại thực phẩm mà bạn nên mua đồ hữu cơ, ví dụ như hoa quả và rau. Hãy làm theo quy luật mua sắm hữu cơ thông minh như sau: nếu bạn có thể ăn được phần vỏ của thực phẩm thì bạn nên mua đồ hữu cơ để tránh phần phân bón còn sót lại trên vỏ.

Thường xuyên làm sinh tố hoa quả

Một trong những cách tốt nhất để ăn sạch và kể cả ăn kiêng đó là thử từ những thứ nhỏ nhất. Hãy thay thế bữa sáng hoặc bữa ăn vặt trong ngày bằng một cốc sinh tố hoa quả. Đây là loại thực phẩm có đầy đủ vitamin, dinh dưỡng và khoáng chất cần thiết cho cơ thể con người.

Nấu ăn tại nhà

Nấu ăn tại nhà là điều tuyệt vời nhất, đặc biệt là khi bạn bắt đầu một kế hoạch ăn uống sạch. Hãy thay đổi phong cách sống bằng việc nấu nướng tại nhà với những thực phẩm tươi ngon, đó là cách tốt nhất để bạn biết được mình đang ăn vào cái gì. Và khi bạn đã nắm trong tay cách ăn sạch như thế nào, đã có kinh nghiệm thì bạn đã biết cách lựa chọn những nhà hàng tốt, những thức ăn phù hợp trong menu để có thể thỉnh thoảng “đổi gió”.

Nội dung được tham khảo từ nguồn tin Doctoroz.com, chuyên trang về sức khỏe và thực phẩm sạch. 

Thứ Tư, 25 tháng 5, 2016

Kinh nghiệm kinh doanh hàng gia dụng

- Không có nhận xét nào

Bàn, ghế, xô chậu, bát đĩa, xoong chảo ... là những đồ dùng thiết yếu trong sinh hoạt hàng ngày của mỗi cá nhân, gia đình. Vì thế nhu cầu tiêu dùng những mặt hàng này trên thị trường luôn rất lớn. Với ưu điểm không tốn quá nhiều vốn, nguồn hàng phong phú, lợi nhuận cao mở cửa hàng kinh doanh đồ gia dụng là môt hướng rất thích hợp.

>>> Bạn cần biết : Bật mí nguồn hàng chất lượng khi kinh doanh hàng gia dụng


- Mặt bằng không cần quá rộng ( > 10m2 ):  bởi hàng gia dụng tuy đa dạng, nhiều chủng loại nhưng chúng có thể xếp chồng lên nhau như các lại hộp nhựa hay bát đĩa...
- Địa điểm tốt nhất là ngoài mặt đường, trong các khu dân cư đông đúc, gần các bệnh viện, các khu trọ sinh viên ...
- Các mặt hàng gia dụng phổ biến như : xô, chậu, bàn ghế, bát đĩa, cốc, lồng bàn, rổ, sọt rác ... bạn nên tập trung vào những mặt hàng nhựa hay được tìm mua nhất.
-  Theo kinh nghiệm 2 thời điểm bán chạy nhất chính là tháng 7,8 và dịp cuối năm nên có chương trình giảm giá để kích thích mua sắm.
- Hàng hóa cần lựa chọn kĩ lưỡng những nguồn hàng đảm bảo.
- Nên kết hợp với Marketing và kinh doanh online.

Trên đây là một vài kinh ngiệm bạn có thể tham khảo khi mở cửa hàng kinh doanh đồ gia dụng. Nếu bạn có nhu cầu mở cửa hàng kinh doanh hàng gia dụng hãy liên hệ với Thăng Long chúng tôi chuyên cung cấp các loại kệ bày hàng gia dụng chất lượng, hiệu quả nhất. Liên hệ ngay để chúng tôi tư vấn và chia sẻ kinh nghiệm bổ ích nhất nhé.

Chúc bạn thành công.

Bật mí nguồn hàng chất lượng khi kinh doanh hàng gia dụng

- Không có nhận xét nào

Đồ gia dụng là những vật dụng không thể thiếu trong cuộc sống mỗi gia đình. Nó mang đến sự tiện lợi cho sinh hoạt hàng ngày của người tiêu dùng. Kinh doanh mặt hàng này ngoài yếu tố địa điểm thì điều quan trong nhất chính là hàng hóa phải đạt tiêu chuẩn chất lượng thì mới thu hút được người tiêu dùng. Vậy làm thế nào để lựa tìm được những nguồn hàng uy tín, chất lượng? Hãy tham khảo những gợi ý dưới đây nhé.

>>> Bài viết cùng chủ đề : Kinh nghiệm kinh doanh hàng gia dụng
>>> Bài viết cùng chủ đề : kệ bày hàng gia dụng

1. Đăng kí làm đại lý cho các nhãn hàng lớn

Nhập hàng từ các hãng lớn chuyên cung cấp đồ gia dụng như SunHouse, Panasonic, Lock & Lock hay đồ nhựa gia dụng bình dân Song Long… là cách được nhiều chủ cửa hàng lựa chọn. Lấy nguồn hàng từ các hãng lớn này chủ cửa hàng hoàn toàn yên tâm về chất lượng và thuận tiện trong việc phân phối hàng đến cửa hàng. Chủ cửa hàng có thể chủ động liên hệ với các công ty để nhận đăng ký nhận hàng phân phối, thỏa thuận về giá và cách thức phân phối hàng đến cửa hàng sao cho thuận tiện nhất.

2. Lấy hàng từ các chợ đầu mối, khu chuyên cung cấp đồ gia dụng

Ngoài việc lấy nguồn hàng từ các hãng lớn chuyên cung cấp đồ gia dụng. Các chủ cửa hàng có thêm kênh cung cấp là chợ đầu mối. Tại các chợ đầu mối, bạn có thể dễ dàng lấy được nguồn hàng đồ gia dụng cho cửa hàng của mình. Lấy hàng ở chợ đầu mối khá thuận tiện cho các chủ cửa hàng về việc chọn lựa mẫu hàng, chủng loại, chất lượng và giá thành ở đây khá cạnh tranh. Tuy nhiên, ở chợ đầu mối hàng hóa khá tạp nham, chất lượng thật giả lẫn lộn. Để đảm bảo được nguồn hàng lấy về cửa như yêu cầu, các chủ cửa hàng cần kiểm tra kỹ lượng và chọn nguồn cung cấp hàng đáng tin cậy.

Tại các khu vực miền Bắc, các chủ cửa hàng có thể đến khu vực chợ Đồng Tâm (Hà Nội), chợ Móng Cái (Quảng Ninh), chợ Tân Thanh (Lạng Sơn) được coi là trung tâm phân phối đồ nhựa đồ gia dụng .


3. Nhập khẩu từ nước ngoài

Hiện nay, hàng nhập khẩu vẫn được người tiêu dùng ưa chuộng. Để tăng thêm tính đa dạng và đáp ứng đầy đủ nhu cầu của người tiêu dùng, các chủ cửa hàng có thể nhập đồ gia dụng từ nước ngoài. Một số hàng gia dụng nhập khẩu đang được người tiêu dùng ưa chuộng hiện nay như đồ gia dụng Hàn Quốc, Thái Lan, Trung Quốc…Chủ cửa hàng có thể trực tiếp đi nhập hoặc thông qua đại lý chuyên nhập khẩu hàng gia dụng để phân phối hàng từ đó. Tuy nhiên, chủ cửa hàng phải theo dõi tình hình tiêu thụ của mỗi loại hàng gia dụng để có kế hoạch nhập hàng phù hợp, tránh tình trạng thiếu hàng hay ứ đọng quá nhiều hàng làm ảnh hưởng đến vòng quay vốn.

4. Lấy nguồn hàng từ các mối buôn

Đây là nguồn hàng mà các chủ cửa hàng có thể tham khảo để lấy hàng. Các mối buôn có thể cung cấp cho bạn đa dạng loại hàng hóa, với chất lượng từ thấp đến cao cấp. Ưu điểm của việc lấy hàng từ các mối buôn là bạn không phải đi nhiều nơi để chọn từng mặt hàng khác nhau, mà các mối buôn có thể cung cấp được hầu hết các mặt hàng bạn cần với giá buôn khá hợp lý. Bên cạnh đó, việc lấy hàng từ các mối buôn giúp bạn có thể chủ động nguồn hàng thông qua việc đặt hàng trước. Tuy nhiên, để tránh được các rủi ro về chất lượng hàng hóa và đảm bảo được thời gian cung cấp hàng, các chủ cửa hàng cần tham khảo và chọn lựa được các mối buôn đáng tin cậy.

Nguồn Ki ốt Việt

Thứ Ba, 24 tháng 5, 2016

Chia sẻ kinh nghiệm mở cửa hàng dụng cụ thể thao

- Không có nhận xét nào

Tập luyện thể dục, thể thao không chỉ để giải trí, nâng cao sức khỏe mà còn giúp phòng chống bệnh tật rất hiệu quả. Chính vì lý do đó mặc dù nhịp sống ngày càng hối hả nhưng người ta vẫn dành những thời gian cho đam mê thể dục, thể thao của mình.

Các môn thể thao như cầu lông, bóng chuyền, bóng đá phát triển với tốc độ rất nhanh do tính đơn giản và giải trí cao của chúng. Mở ra một cơ hội kinh doanh buôn bán ngày càng lớn từ mặt hàng: áo bóng đá, giày đá banh sân cỏ nhân tạo, giày futsal, dụng cụ thể thao… 

>>> Tham khảo thêm : Tư vấn mở cửa hàng kinh doanh sữa, bỉm
                                      Kinh nghiệm kinh doanh hàng gia dụng

Bạn đang có ý tưởng mở một cửa hàng, shop kinh doanh các mặt hàng dụng cụ thể thao? Hãy tham khảo những gợi ý nhỏ sau nhé:

1. Nghiên cứu và hiểu biết về sản phẩm: 


Nếu bạn muốn kinh doanh mặt hàng gì thì đầu tiên là bạn phải hiểu về nó và có niềm đam mê đối với nó. Ví dụ như muốn bán đồ bóng đá, bạn phải biết về bóng đá, về các câu lạc bộ nổi tiếng, về các giải đấu trong năm, về các cầu thủ nổi tiếng… điều này cũng khá đơn giản, bạn chỉ cần kiên nhẫn mỗi ngày 30 phút đọc tin bóng đá (từ báo chí, internet, xem tivi…) một thời gian ngắn sau đó bạn sẽ nắm bắt được những thứ cần thiết nhất để có thể gọi là hiểu về bóng đá, nó là một môn thể thao đơn giản dành cho tất cả mọi người.

2. Địa điểm và mặt bằng: 

Bước tiếp theo là tìm cho được một vị trí thích hợp. Bạn nên lựa chọn địa điểm tại các khu đông dân cư, gần trường học, sân bóng, khu vực người ta hay đi mua sắm, đi dạo… Với việc kinh doanh mặt hàng này thì địa điểm là cực kỳ quan trọng, mặt bằng rộng rãi, có chỗ để xe, khu dân cư đông đúc, nhiều người thích thể thao, gần sân bóng thì xem như bạn đã có một lợi thế rất lớn.

3. Nhập hàng: 

Sau khi đã chuẩn bị xong mặt bằng, tài chính, nhu cầu khách hàng & mặt hàng chủ lực kinh doanh thì một điều nữa cũng ảnh hưởng rất lớn đến việc bạn kinh doanh có thành công hay không: Nguồn hàng tốt, nó quyết định gần gần 60% (ngày trước là 80%, còn trong thời nay với việc phát triển của internet, sẽ có nhiều tiêu chí khác giúp việc kinh doanh phát triển) việc bạn có cạnh tranh được với các cửa hàng khác hay không? Đầu tiên khi bạn mở ra một cửa hàng, muốn bán được hàng thì phải tìm kiếm lượng khách, mà muốn thu hút khách thì có nhiều cách: Bạn phục vụ nhanh nhất, bạn buôn bán dễ nhất, bạn bán rẻ nhất hoặc bạn là một cửa hàng lớn nhất, nổi bật với việc bán rất đầy đủ mặt hàng… Xét qua những tiêu chí trên thì việc bán hàng rẻ nhất và đảm bảo chất lượng có vẻ là dễ thực hiện nhất, bạn chỉ cần: “Tìm ra nguồn hàng giá tốt & ổn định”.



4. Nguồn vốn đầu tư: 

Xác định số vốn mình có, điều này rất quan trọng, để bạn có thể dự trù quy mô của hàng, lượng hàng mình có thể lấy và số còn lại để xoay vòng (thường thì mở một shop thể thao đúng nghĩa nho nhỏ khoảng 20m2 thì cần khoảng: 50 triệu đến 100 triệu).

Ngoài ra về trang trí cửa hàng:

Kệ bày hàng dụng cụ thể thao thì cũng khoảng từ 10-20tr.
- Máy tính, máy in lazer khoảng 7-8tr).
- Phần mềm bán hàng, máy in hóa đơn, đầu đọc mã vạch chiếm khoảng 10tr. 

5. Khảo sát thị trương, thị hiếu và các đối tượng khách hàng: 

Xác định nhu cầu tại khu vực buôn bán, dân cư, tập tính, sở thích từ đó xác định mặt hàng chủ lực, có thể bạn sẽ muốn bán tất cả những thứ liên quan đến thể thao như quần áo, giày, dép, cầu lông, bóng đá, bóng chuyền, tạ, yoga, tennis, bóng bàn, bơi lội… rất rất nhiều mặt hàng. Điều đó cũng tốt, nó giúp cửa hàng của bạn đa dạng nhưng hãy cẩn thận, nếu bạn ôm đồm quá nhiều, có thể sẽ có những mặt hàng bạn không bán được và nó còn tồn lại mãi. Bán đồ thể thao là tùy khu vực, địa phương. Từ đó bạn sẽ xác định được mặt hàng chủ lực của cửa hàng theo nhu cầu của đa số người dân khu đó.

6. Kinh doanh, marketing online: 

Hiện nay internet đang bùng nổ và nhu cầu mua sắm online cũng tăng nên kênh bán hàng online bạn nên hướng tới. Bạn nên xây dựng một trang web kinh doanh qua mạng. Đây là một trong những mặt hàng dễ dàng kinh doanh qua mạng nhất. Chỉ cần bạn chụp hình sản phẩm, post lên web kèm giá và tính năng sản phẩm để chào hàng. Bạn tích cực chia sẻ các hình ảnh, bài viết về sản phẩm trên website qua mạng xã hội như Facebook, G+, Zalo, Instagram, Pinterest, Twitter, v.v…. Bán hàng online hiệu quả nó quyết định 70% sự thành công của cửa hàng.


7. Trang thiết bị cần thiết

Một cửa hàng chuyên nghiệp, hiện đại và bắt mắt đương nhiên sẽ lôi kéo được rất nhiều sự quan tâm từ phía khách hàng. Chính vì vậy bạn cần sắp xếp cửa hàng thật đẹp mắt và kho học. Sử dụng các loại giá kệ để hàng giúp bạn trưng bày hàng tốt nhất, đẹp, chắc chắn và tối ưu không gian, diện tích.

Bên cạnh đó bạn nên kết hợp với các loại móc treo đồ để treo quần áo, giày dép hay đồ phụ kiện vô cùng tốt. Nếu cửa hàng của bạn có khá nhiều mặt hàng (tầm trên 500 loại hàng hóa) thì bạn có thể cần đến một giải pháp để quản lý cửa hàng hiệu quả hơn, chuyên nghiệp hơn, không mất nhiều thời gian trong việc cộng sổ sách (nhiều khi không chính xác), mất thời gian trong việc kiểm kê hàng hóa. Một phần mềm quản lý bán hàng chuyên nghiệp sẽ giúp nắm bắt thông tin về lượng hàng tồn kho, theo dõi doanh thu, lãi lỗ chính xác, thanh toán nhanh cho khách hàng để giải phóng hàng đợi thanh toán, bán hàng chính xác giá – không nhầm lẫn giá cả, quản lý nhân viên từ xa khi không có mặt tại cửa hàng, nâng cao hình ảnh thương hiệu của shop…

Phi thương bất phú thể nhưng kinh doanh cũng ẩn chứa rất nhiều rủi ro, vì vậy muốn thành công bạn cần phải thật tỉnh táo và có quá trình chuẩn bị thật kĩ.

Theo : Tạp chí bán lẻ

Thứ Bảy, 21 tháng 5, 2016

Kinh nghiệm cần biết khi kinh doanh sữa, bỉm, đồ sơ sinh

- Không có nhận xét nào

Sữa, bỉm là mặt hàng thiết yếu đối với các chị em phụ nữ đang có con nhỏ. Là ngành hàng hot nên mở cửa hàng sữa, bỉm là một hướng kinh doanh rất thích hợp. Dưới đây chúng tôi xin chia sẻ một vài kinh nghiệm bổ ích bạn cần biết nếu có ý định mở một cửa hàng sữa để kình doanh.


1. Nhập hàng cần bao nhiêu vốn?

Tuỳ thuộc vào tiềm năng của khu vực thị trường của bạn nữa, theo mình, tình hình chung hiện nay, bạn chỉ cần nhập mỗi dòng sữa 2 – 4lon, nó rơi vào khoảng gần 100 triệu. Sau đó, khi bạn xác định được dòng sữa nào bán chạy, lượng tiêu thụ cao thấp như nào, từ đó mà đầu tư cho cửa hàng số vốn bao nhiêu. Tất nhiên nếu bạn hướng tới bán buôn sữa thì lượng vốn tối thiểu phải rơi vào hàng tỉ.

>>> Xem thêm : Kinh nghiệp mở cửa hàng thời trang cho trẻ em cực thu hút

2. Hình thức nhập hàng, chu kỳ nhập: 

Có 2 hình thức nhập hàng. 1 là bạn nhập hàng của nhà phân phối khu vực bạn đang ở. mỗi khu vực địa lý sẽ có 1 nhà phân phối độc quyền, nhà phân phối chính là đại lý uỷ quyền của công ty. ví dụ, ở chỗ bạn sẽ có nhà phân phối abc, là nhà phân phối độc quyền của công ty vinamilk ở khu vực tỉnh bạn. 2 là nhập hàng của các đại lý trung gian. khác nhau giữa 2 hình thức này.

+ Nhập hàng công ty: Từ đầu tháng đến cuối tháng bạn nhập hàng, thông thường bạn sẽ phải đăng ký chỉ tiêu nhập hàng trong tháng từ đầu tháng, ứng với mỗi chỉ tiêu là một mức trả thưởng hoặc chiết khấu, sẽ được trả vào cuối tháng.

+ Nhập hàng đại lý: Bạn thích lấy bao nhiêu cũng được, mỗi lần lấy hàng bạn lấy nhiều thì chiết khấu sẽ càng cao. họ sẽ chiết khấu trực tiếp trên đơn hàng cho bạn, không chờ đợi cuối tháng mới chiết khấu như công ty nữa. như vậy vốn của bạn sẽ không bị tồn đọng

3. Bán nhiều loại hay một loại thì tốt hơn: 

Bán mình sữa và các sản phẩm liên quan đến sữa thôi. Ví dụ: chuyên sữa bột, sữa tươi, váng sữa, sữa chua, phô mai… Gì chứ vấn đề ăn uống của con cái rất quan trọng, phụ huynh nào cũng muốn mua ở nơi uy tín, chuyên sữa, sẽ yên tâm hơn. Đó là tâm lý chung.


4. Bán sữa của hãng nào thì tốt nhất: 

Tốt có 3 nghĩa, tốt cho việc kinh doanh của bạn, chất lượng sữa tốt và lượng tiêu thụ tốt. lượng tiêu thụ tốt tức là hãng sữa bán được nhiều, nhiều nhất thì mang tính tương đối, mình sẽ kể ra một số dòng bán chạy, hiện nay đó là dielac của Vinamilk, Friso gold, Enfa a+, Abbott. chất lượng sữa tốt thì hãng nào sữa cũng tốt, và tìên nào của nấy, sữa giá thấp như Vinamilk thì hàm lượng dinh dưỡng vừa phải, sữa giá cao như Abbott thì hàm lượng dinh dữong cao hơn, nhưng suy cho cùng, sữa tốt hay không phụ thuộc vào cơ địa của bé, có bé hợp, bé không, giống như đồ ăn, đồ ăn ngon hay không phụ thuộc vào sự thẩm định của chính người ăn, người thấy ngon, người không. Và tốt cho việc kinh doanh của bạn là sữa bán được chiết khấu cao và nhiều người mua. Đây mới là cái tốt mà người kinh doanh nào cũng muốn hướng đến.

5. Mình có phải đầu tư thêm trang thiết bị gì không: 

Bạn nên đầu tư thêm thiết bị quản lý bán hàng. Vì sữa là mặt hàng tiêu dùng có giá khá cao, lại có hạn sử dụng, có loại thì 2 3 năm, có loại chỉ có 1 năm rưỡi, nhất là sữa tươi và sữa chua date rất ngắn, có khi nhiều hàng quá bạn không kiểm soát được phải sử dụng đến máy móc để báo date sắp hết. Ngoài ra hãy chuẩn bị quầy kệ và tủ lạnh, tủ đông phù hợp với cửa hàng nữa nhé. Với mặt hàng sữa tải trọng của chúng là khá nặng chưa kể khi bày sữa thường phải bày 2,3 chồng trên 1 tầng để tiết kiệm diện tích. Chính vì vậy bạn nên chọn kệ trưng bày sữa phải thật chắc chắn và bền.

6. Quầy kệ công ty có hỗ trợ không: 

Trực tiếp công ty thì có. Họ sẽ hỗ trợ bạn tủ đông tủ lạnh, quầy kệ, bảng biển, thậm chí là mái hiên. Nhưng với điều kiện bạn phải đảm bảo cho họ 1 mức doanh số nào đó. Vấn đề này hơi khó khăn với những người mới kinh doanh, vì chưa xác định đựơc doanh số mình có thể bán ra để mà đảm bảo nhập được đủ hàng cho họ. Nên trước tiên bạn nên chủ động tự thiết kế cho mình.

7. Thắc mắc nhất là về lợi nhuận: 

Vấn đề này hãy để máy móc lo. Bạn nên lắp đặt các thiết bị bán lẻ vàphần mềm bán hàng. Máy sẽ tính cho bạn mọi vấn đề về doanh thu, lợi nhuận, hàng tồn kho…. Sữa là mặt hàng tiêu dùng thường xuyên, cho nên bạn không cần phải quá ngạc nhiên khi biết lợi nhuận trên lon sữa rất ít, chỉ vài chục, có khi vài nghìn đồng mà thôi. Nhưng nó lại được mua thường xuyên trong tháng nên nếu biết cách kinh doanh, bạn vẫn có lợi nhuận cao, nhất là khi mà các gia đình bây giờ, chẳng có em bé nào là không uống sữa, dù giàu hay nghèo.

Hi vọng những thông tin trên đã giúp ích được phần nào cho kế hoạch kinh doanh của bạn!

Theo uatkimhuong229 – lamchame.com

Tư vấn mở cửa hàng kinh doanh sữa, bỉm

- Không có nhận xét nào

Với nhu cầu sử dụng sữa nhiều như hiện nay việc đầu tư mở một cửa hàng chuyên doanh sữa, bỉm, cửa hàng mẹ và bé là một hướng kinh doanh rất thích hợp và giàu tiềm năng. Nếu như bạn có sẵn mặt bằng, nhà bạn nằm ở một khu dân cư sầm uất, các khu đô thị với nhiều tòa nhà chung cư xung quanh ... thế thì không còn gì thuận lợi hơn.Công việc quan trọng của bạn sẽ làm thể nào để sắp xếp cửa hàng của mình thật tối ưu tạo thuận lợi cho công việc kinh doanh.


Bài viết dưới đây mình sẽ chia sẻ nguyên tắc trưng bày sữa cho đại lý sữa mới mở, và dành riêng cho các đại lý chuyên sữa – bỉm – đồ sơ sinh. Hi vọng bài viết sẽ giúp ích được cho những ai sẽ hoặc đang mở cửa hàng, đại lý sữa.

>>> Xem thêm : Kinh nghiệm cần biết khi kinh doanh sữa, bỉm, đồ sơ sinh


Thiết kế vị trí sắp xếp hàng hóa bên trong cửa hàng sữa.


Vị trí 1 và 2 là phía trên cùng của kệ 2 bên tường, vị trí này trưng bày bỉm


Vị trí 3, 4 và 6 trưng bày sữa – bột ăn dặm.

Vị trí 5 trưng bày đồ sơ sinh, bình bú hoặc các quà tặng của sữa

Vị trí 7 là bàn thu ngân siêu thị và quầy thanh toán



Nguyên tắc thứ nhất: Sữa bên dưới, bỉm bên trên, sữa bên trong bình sữa và đồ sơ sinh khác bên ngoài, quầy thanh toán ngoài cùng.

Bỉm nhẹ và chiếm khá nhiều diện tích, nhưng lại dễ lấy hơn nếu để trên cao, bạn chỉ cần thiết kế thêm 1 chiếc gây để lấy bỉm. Hơn nữa, ngừơi tiêu dùng ít có sự lựa chọn khi mua bỉm, vì thị trường hiện không có nhiều thương hiệu bỉm giống như sữa, nên khách thường đọc tên bỉm ngay khi vào cửa hàng, ban chỉ cần lấy bỉm. Còn với sữa, rất nhiều mẹ đến cửa hàng phải cần đến sư tư vấn của bạn để chọn sữa phù hợp với trẻ hoặc phù hợp với túi tiền của khách.


Bạn nên thiết kế một tủ hoặc kệ đựng đồ sơ sinh ở giữa, gần cửa chính và thấp hơn kệ sữa 2 bên và bên trong. Tức là kê 5 phải thấp hơn 3, 4 và 8.

Vì sản phẩm đồ sơ sinh khá nhiều chủng loại như khăn ướt, bình sữa, núm ti, khăn xô… nên sẽ sắp xếp tại vi trí kê số 5 để khách có không gian để lựa chọn nhiều sản phẩm hơn.

Quầy thanh toán – nơi đặt máy tính đã cài phần mềm bán hàng và các thiết bị bán lẻ luôn luôn ở ngoài cùng, bạn sẽ có tầm nhìn và kiểm soát được toàn bộ cửa hàng. Tất nhiên 1 cửa hàng sữa vẫn nên có ít nhất 2 người, 1 người tại quầy và 1 người tư vấn bán hàng.

Nguyên tắc thứ hai: Thương hiệu lớn bên trong, thương hiệu mới (chiết khấu cao) bên ngoài.

Nguyên tắc thị trường là sữa nào bán chạy thì chiết khấu thấp và ngược lại. Một phần nguyên nhân là do sữa bán chạy là của các thương hiệu lớn, họ tập trung sâu vào truyền thông, quảng cáo nên chi phí cao, dẫn đến chiết khấu về cho cửa hàng khá thấp. Còn các thương hiệu mới, thương hiệu không đầu tư cho truyền thông lại chiết cao về cho cửa hàng, đầu tư cho hoạt động xúc tiến tại điểm bán, để các chủ shop cũng như nhân viên tư vấn điều hướng nhu cầu khách hàng.


Vì những sản phẩm của thương hiệu lớn đã được nhiều người biết đến, nên để khách hàng biết đến nhiều hơn về sản phẩm của thương hiệu mới, sản phẩm mới, thì nên trưng bày sản phẩm mới ra bên ngoài.

Nguyên tắc thứ ba: Đối với cửa hàng mặt tiền dưới 4m, luôn chọn quầy, kệ màu sáng

Với mặt tiền dưới 4m, cửa hàng khá bé, vậy nên bạn không được lựa chọn quầy kệ màu đậm, vì sẽ tạo cảm giác hẹp cho không gian của cửa hàng, mặc dù màu đậm sẽ hút mắt hơn màu sáng.

Để tạo điểm nhấn cho cửa hàng, bạn không nhất thiết phải dựa vào quầy kệ, mà có thể dùng các sản phẩm sữa có màu đậm, bắt mắt như Friso, Enfa.


Theo uatkimhuong229 – lamchame.com

Kệ trưng bày sữa được sử dụng phổ biến trong các siêu thị, cửa hàng đòi hỏi phải chịu được tải trọng lớn vì sữa là mặt hàng tương đối nặng. Bên cạnh đó phải linh hoạt có thể nâng lên hay hạ xuống. Kệ bày sữa phổ biến nhất hiện nay là :





Thứ Sáu, 20 tháng 5, 2016

Kinh nghiệp mở cửa hàng thời trang cho trẻ em cực thu hút

- Không có nhận xét nào

Trẻ em luôn được các bâc làm cha mẹ quan tâm hết mức, nhất là khi cuộc sống cải thiện hàng ngày cha mẹ nào cũng muốn mang đến những điều tốt đẹp nhất cho lũ trẻ nhà mình. Và thời trang, quần áo cho trẻ luôn được các bà mẹ chăm lo chu đáo.

Bạn muốn thiết kế một cửa hàng kinh doanh thời trang cho trẻ em thật bắt mắt và thu hút? Một không gian thiết kế đẹp sẽ khiến những sản phẩm của bạn có giá trị hơn rất nhiều trong mắt các khách hàng. Nhất là đối với việc kinh doanh thời trang trẻ em thì việc bài trí độc đáo, trẻ trung sẽ giúp thu hút sự chú ý của các em nhỏ và các bậc cha mẹ.

>>> Xem thêm : Kinh nghiệm mở cửa hàng đồ sơ sinh

Màu sắc cửa hàng

Tâm lý trẻ em luôn thích những điều mới lạ, đẹp đẽ. Chính vì thế khi thiết kế cửa hàng nên chú ý tới màu sắc, đồ nội thất. Nên dùng những màu sắc sáng, bắt mắt cuốn hút như hồng, xanh dương, đỏ, xanh lục, vàng…Thiết kế cửa hàng quần áo trẻ em sao cho thật cuốn hút, ngộ nghĩnh hay dễ thương để các bé có thể cảm nhận được sự thân thiện, vui tươi khi đến mua sắm. Đó là cách kích thích mua sắm hiệu quả nhất nên bạn cần chú trọng đầu tư.

Bố trí các kệ hàng sáng tạo

Do shop, cửa hàng là chuyên kinh doanh về thời trang trẻ em nên cách bố trí quầy kệ, giá hàng cần hợp lý, không được quá cao để các bé có thể dễ dàng quan sát. Với thiết kế quầy hàng vừa tầm các bé có thể dễ dàng quan sát mọi thứ và thử những bộ quần áo mình yêu thích, điều này sẽ kích thích việc các bé gợi ý bố mẹ mua đồ cho mình nhiều hơn. Bên cạnh đó bạn nên sử dụng thêm các loại móc treo đồ inox vừa rẻ mà hiệu quả và nổi bật


Hệ thống đèn chiếu sáng và trang trí

Sắp xếp, bố trí hệ thống ánh sáng trong cửa hàng quần áo trẻ em sẽ giúp những món đồ của các bé trở nên lung linh và đáng yêu hơn. Cần bố trí đèn tại nhiều vị trí như trước gương soi, trên các manocanh, đèn rọi trước biển hiệu để cửa hàng trông nổi bật hơn buổi tối … Tại các vị trí còn lại thì đèn cũng cần được bố trí hài hòa để đảm bảo đủ ánh giúp không gian trở nên thân thiện, ngộ nghĩnh và vui tươi hơn.

Sử dụng manocanh để gây ấn tượng

Manocanh là một trong những đồ trang trí không thể thiếu ở trong các thiết kế shop quần áo trẻ em. Hãy mặc cho manocanh những bộ quần áo theo xu hướng mới nhất, có thể kết hợp những bộ đồ mẹ và bé chẳng hạn để thu hút sự chú ý hơn của các bé và mẹ.

Ngoài ra theo kinh nghiệm setup những shop thời trang bạn nên dành ra một phần diện tích để làm kho và sử dụng kệ kho hàng quần áo để lưu trữ và chủ động nguồn hàng.

Theo Thiết kế Á Âu

Hé lộ ý nghĩa các kí hiệu trên chai, hộp nhựa

- Không có nhận xét nào

Các vật dụng được làm từ chất liệu nhựa như chai, hộp được sử dụng phổ biến trong các gia đình. Thế nhưng đã bao giờ bạn bạn lật đáy chai, hộp mà để ý đến kí hiệu hình tam giác với các mũi tên và một con số ở giữa? Thông tin này vô cùng quan trọng thế nhưng có thể khẳng định hầu hết mọi người đều không hiểu được ý nghĩa của chúng. Con số đó chỉ ra cho bạn những thông số kĩ thuật chỉ số an toàn hay gây hại của loại nhựa mà bạn đang sử dụng. Hiểu được những chỉ số này sẽ giúp bạn biết cách sử dụng đồ nhựa một cách an toàn hơn.

Số 1 – PET hay PETE (nhựa Polyethylene terephthalate)

Nhựa Polyethylene terephthalate là một trong những chất dẻo được sử dụng nhiều nhất trong các sản phẩm tiêu dùng. Loại nhựa này được tìm thấy ở hầu hết các chai nước khoáng, nước ngọt, và một số bao bì. 

Nó được dùng làm các đồ chứa đựng sử dụng một lần, tái sử dụng lại sẽ làm tăng nguy cơ nước bị thẩm thấu qua và vi khuẩn phát triển, còn đựng nước nóng quá 70 độ C sẽ khiến đồ vật biến dạng và phân giải ra các chất có hại cho sức khỏe. Những chai nước này có thể tiết ra các kim loại nặng và hóa chất có ảnh hưởng đến sự cân bằng nội tiết tố. Các nhà khoa học cũng phát hiện ra rằng, chế phẩm nhựa này nếu sử dụng quá 10 tháng có thể sinh ra các chất gây ung thư.

Ngoài ra, nhựa PET rất khó khử trùng và việc vệ sinh hợp lý cho loại nhựa này đòi hỏi phải dùng hóa chất độc hại.

Số 2 – HDP hoặc HDPE

Các chai nhựa này thường cứng và có khả năng chịu nhiệt tới 110 độ C, được dùng để đựng thực phẩm, sữa tắm hoặc các vật có độ tinh khiết cao.

Loại nhựa này không có hóa chất và là loại an toàn nhất bạn có thể tìm thấy trên thị trường.

Tuy nhiên, khi tái sử dụng cần hết sức lưu ý, vì loại nhựa này khó làm sạch, các chất còn sót lại rất dễ trở thành ổ vi khuẩn.

Số 3 – PVC hoặc 3V

Các loại giấy gói thực phẩm, chai đựng dầu ăn hay đường ống dẫn nước... được làm từ nhựa PVC. 

Trong nhựa PVC có chứa phthalates – một trong những hợp chất hóa học gây cản trở sự phát triển của hormone. Nó được xem là không an toàn khi tiếp xúc với nhiệt độ cao (chỉ chịu được nhiệt độ tới 81 độ C). Do đó, bạn nên hạn chế tối đa sử dụng loại nhựa số 3 này trong việc lưu trữ thực phẩm. Thông thường, nhựa PVC hiếm khi được chấp nhận trong các chương trình tái chế.

Số 4 – LDPE

LDPE là loại nhựa có chứa polyethylene mật độ thấp. Nó thường được dùng làm các loại túi nhựa đựng hàng tạp hóa, giấy gói thực phẩm... Loại nhựa này được xem là khá an toàn, nhưng nó cũng được chấp nhận trong các chương trình tái chế.

Số 5 – PP (nhựa Polypropylene)

Hộp sữa chua, chai đựng nước lọc, lọ đựng thuốc, chai đựng nước xiro hoặc nước sốt cà chua, tương ớt, ống hút... đều là chế phẩm của loại nhựa số 5 này. Loại nhựa này cứng và nhẹ, có thể chịu được nhiệt độ rất cao (tới 167 độ C). Do tương đối an toàn nên PP có thể quay trong lò vi sóng và tái sử dụng.

Số 6 – PS (nhựa Polystyrene)

PP còn được gọi là xốp, là một loại nhựa khá rẻ tiền, trọng lượng nhẹ, thường được sử dụng trong khâu đóng gói bao bì. Loại nhựa này được sử dụng để làm ra các loại đĩa và ly dùng 1 lần.

Tuy nhiên, ngày càng có nhiều bằng chứng cho thấy rằng loại đồ nhựa này có khả năng tiết ra các chất hóa học độc hại, đặc biệt là khi đun nóng. Do đó, các gia đình nên tránh xa các loại đồ nhựa mang nhãn số 6. 

Số 7 – PC (nhựa Polycarbonate) hoặc đồ dùng nhựa không có ghi ký hiệu

Các sản phẩm sử dụng nhựa PC hoặc các loại nhựa tái chế khác không được ghi nhận và chuẩn hóa thường là đồ dùng một lần. Đặc biệt, nếu chai nhựa PC có sử dụng chất BPA (Bisphenol A) thì sẽ càng có hại cho cơ thể.


Tóm lại, để đảm bảo sức khỏe gia đình, hãy kiểm tra đáy chai, hộp trước khi mua và sử dụng.

Thứ Năm, 19 tháng 5, 2016

Tư vấn mở cửa hàng kinh doanh mỹ phẩm

- Không có nhận xét nào


Hiện nay làm đẹp tại nhà là xu hướng được các chị em lựa chọn bởi không phải ai cũng có đủ thời gian để đến các Spa. Và mỹ phẩm chính là một phần không thể thiếu trong công cuộc làm đẹp cũng như bảo vệ sắc đẹp. Bạn muốn mở một shop kinh doanh hàng mỹ phẩm? Bạn cần đến sự am hiểu về cách sử dụng mỹ phẩm, cách bảo dưỡng từng loại da mặt, màu da… vì thế việc kinh doanh mặt hàng này cũng sẽ gặp nhiều khó khăn ngoài việc cạnh tranh trên thị trường.

>>> Tin cùng chủ đề : Các bước mở cửa hàng kinh doanh mỹ phẩm
                                    Chia sẻ kinh nghiệm kinh doanh hàng mỹ phẩm

1. ĐIỀU KIỆN KHỞI NGHIỆP

– Vốn:

o Vốn đầu tư ban đầu: 100-200 triệu, gồm:
+ Chi phí mặt bằng: ký hợp đồng ít nhất 1 năm. Diện tích từ 30 m2
+ Chi phí cho quầy, tủ kiếng, kệ trưng bày mỹ phẩm, gương soi, bàn ngồi tư vấn…
+ Chi phí mua hàng ban đầu do không thể mua hàng gối đầu trong những lần đầu tiên
+ Chi phí cho việc thuê 1-2 nhân viên trong 2-3 tháng. Tuy nhiên nếu cửa hàng nhỏ thì có thể chủ nhân vừa có thể bán hàng, vừa quản lý để tiết kiệm chi phí trong giai đoạn đầu
+ Chi phí dự phòng trong vòng 3 tháng đầu khi kinh doanh
o Thời gian chuẩn bị: khoảng 1 tháng

– Nhân viên (nếu có):

+ Cần tuyển nhân viên am hiểu về chăm sóc sắc đẹp, biết sử dụng nhiều loại mỹ phẩm;
+ Có khả năng giao tiếp;
+ Có làn da đẹp và yêu thích công việc làm đẹp

– Pháp lý:

+ Chỉ cần đến Ủy ban nhân dân phường, nơi kinh doanh để xin giấy phép kinh doanh và nộp thuế khoán

– Lợi thế:

+ Địa điểm: Chọn vị trí mặt tiền, gần các văn phòng hoặc trường học


Ngay cả cánh máy râu cũng chuộng mỹ phẩm

2. YÊU CẦU CHUYÊN MÔN

– Lập kế hoạch bán hàng: gồm các khoản mục

+ Nghiên cứu nhu cầu của thị trường quanh khu vực bán hàng, nghiên cứu đối thủ cạnh tranh và giá bán tại khu vực dự kiến kinh doanh;
+ Mục tiêu bán hàng: dự trù doanh thu, chi phí , lợi nhuận hàng tháng;
+ Cách quảng cáo, thu hút khách hàng bằng các bảng hiệu, website (nếu có thể), …

– Kỹ năng:

+ Quản lý trưng bày và ghi nhớ các mặt hàng mà bạn kinh doanh: việc sắp xếp gọn gàng, logic sẽ giúp bạn đỡ mất thời gian tìm kiếm cũng như kiểm kê định kỳ
+ Giao tiếp: khách hàng thường lưu tâm đến thái độ bán hàng của người chủ tiệm hoặc nhân viên. Do đó, cần thể hiện sự nhiệt tình, vui vẻ khi bán hàng
+ Một số loại mỹ phẩm thường gây dị ứng do đó nhân viên cần xử lý tốt những tình huống như vậy để không làm mất uy tín cửa hàng. Ví dụ có thể hướng dẫn khách hàng sử dụng một loại mỹ phẩm khác để chống dị ứng, hay liên hệ một số trung tâm, bệnh viện… để được chẩn đoán phù hợp

– Kinh nghiệm: 

+ Bạn phải am hiểu về việc sử dụng các loại mỹ phẩm; cách sử dụng mỹ phẩm như dưỡng da ban đêm, loại hoạt chất nào có lợi cho da, loại nước hoa nào thích hợp với người có cá tính mạnh mẽ, hay nữ tính…
+ Cũng cần có kinh nghiệm về các loại mỹ phẩm dành cho nam giới, trẻ em, người lớn tuổi… vì khách hàng thường bối rối không biết lựa chọn sản phẩm nào phù hợp

– Nguồn hàng:

+ Kinh doanh các loại mỹ phẩm ngoại nhập: chợ An Đông, Saigon Square, Linhperfume, Thegioinuochoa…
+ Một số công ty, cơ sở sản xuất mỹ phẩm trong nước như: Thorakao, Mỹ phẩm Sài Gòn,…
+ Một số nhãn hiệu mỹ phẩm nước ngoài có nhà máy sản xuất hoặc có trung tâm phân phối tại Việt Nam: Debon, O’lay, Clean & Clear, The Faceshop…

Theo Kinh nghiệm hay