Blog Archive

Hình ảnh chủ đề của Storman. Được tạo bởi Blogger.

Categories

Text Widget

Translate

Facebook

Popular Posts

Pages

Subscribe Via Email

Subscribe to our newsletter to get the latest updates to your inbox. ;-)

Your email address is safe with us!

Hiển thị các bài đăng có nhãn kinh-nghiem-hay. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn kinh-nghiem-hay. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Năm, 19 tháng 5, 2016

Các bước mở cửa hàng kinh doanh mỹ phẩm

- Không có nhận xét nào

Nhận thấy được nhu cầu làm đẹp và nhu cầu sử dụng mỹ phẩm ngày càng tăng của các chị em phụ nữ hiện nay, rất nhiều người đã mạnh dạn đầu tư mở shop kinh doanh mỹ phẩm. Là lĩnh vực kinh doanh rất hot và tiềm năng nhưng ẩn chứa trong đó là không ít sự cạnh tranh. Do đó để kinh doanh thành công như mong đợi bạn cần phải khảo sát và chuẩn bị mọi thứ thật chu đáo. Dưới đây là một vài bước bạn cần chuẩn bị khi mở shop mỹ phẩm :

>>> Xem thêm : Kệ bày hàng mỹ phẫm cho siêu thị, cửa hàng
1. Lựa chọn địa điểm

Địa điểm là một trong những yếu tố quan trọng quyết định khi muốn trả lời câu hỏi mở cửa hàng mỹ phẩm cần những gì? Tuy nhiên, khi mới bắt tay vào kinh doanh mỹ phẩm, bạn vừa tốn nhiều chi phí để nhập hàng và các chi phí khác nên cân nhắc lựa chọn vị trí và diện tích cửa hàng phù hợp. Các cửa hàng trong ngõ sẽ có giá thuê rẻ hơn nhưng sẽ hơi khó khăn cho khách hàng khi tìm cửa hàng cũng như khi bạn bảo quản tài sản của khách hàng. Vì vậy, khi mở cửa hàng kinh doanh mỹ phẩm, bạn cần cân nhắc đến một số yếu tố sau:

Địa điểm tại nơi đông khách hàng tập trung: hẳn bạn còn nhớ khi thực hiện khảo sát thị trường xem mở cửa hàng mỹ phẩm cần những gì và lập kế hoạch kinh doanh mỹ phẩm, những thông tin thu được đã giúp bạn hình dung rõ hơn về khách hàng mục tiêu của mình. Những khách hàng đó có mức thu nhập ra sao, sẵn sàng chi bao nhiêu cho nhu cầu sử dụng mỹ phẩm và họ thường tìm mua mỹ phẩm từ những địa điểm nào. Nếu hướng đến khách hàng là học sinh, sinh viên, cửa hàng của bạn nên mở ở địa điểm gần trường đại học hoặc các phố có nhiều cửa hàng mỹ phẩm bình dân như Chùa Bộc, Khâm Thiên,…Trong trường hợp bạn không đủ kinh phí để thuê địa điểm mặt phố, hãy cân nhắc đến việc lựa chọn cửa hàng trong ngõ. Tuy nhiên, khi đi xem địa điểm trong ngõ, bạn hãy chú ý đến đường đi có tiện cho khách hàng hay không?

• Khu vực để xe cho khách hàng: Có không ít cửa hàng mỹ phẩm gặp tình trạng ế khách không phải vì chất lượng sản phẩm không tốt hay cửa hàng trang trí không bắt mắt, mà do thiếu yếu tố dù nhỏ nhưng có võ. Đó chính là nơi để xe cho khách hàng. Làm sao để khách hàng có thể yên tâm mua hàng khi xe máy, xe hơi không có chỗ để an toàn hoặc không có người bảo vệc? Vì vậy, không chỉ quan tâm đến vị trí cửa hàng có phù hợp với ngân sách mà còn chú trọng đến khu vực để xe, vỉa hè nữa. Nếu có thể bạn hãy bố trí thêm máy quay hoặc nhân viên trông giữ xe để đảm bảo an toàn giúp khách hàng và cho chính cửa hàng của bạn.

• Chi phí thuê cửa hàng: tiền thuê cửa hàng thường chiếm một phần lớn trong ngân sách kinh doanh dù bạn chọn thuê cửa hàng trong ngõ hay ngoài mặt phố. Trong ngân sách giành riêng cho cửa hàng, bạn cần tính đến tiền đặt cọc, thường là 6 tháng, tiếp đến tiền tiền thuê nhà cho 1 năm. Hãy kiểm tra kỹ cửa hàng trước khi thuê và hợp đồng trước khi ký để đảm bảo tránh các rắc rối không cần thiết về pháp lý và tiền bạc.


2. Thiết kế cửa hàng kinh doanh mỹ phẩm

Lựa chọn phong cách và bố cục thiết kế phù hợp với cửa hàng sẽ tạo điểm nhấn và thu hút sự chú ý của khách hàng đối với cửa hàng mỹ phẩm của bạn. Không chỉ vậy, phong cách thiết kế của cửa hàng cũng cần phù hợp với ngân sách của bạn và xu hướng khách hàng. Nếu bạn kinh doanh mỹ phẩm bình dân, hướng đến nhóm khách hàng sinh viên, cửa hàng nên có phong cách dễ thương, màu sắc tươi sáng. Trong khi tiếp cận với khách hàng cao cấp, bạn cần mang đến không gian mua sắm sang trọng và xứng tầm đẳng cấp. Để thiết kế cửa hàng kinh doanh mỹ phẩm vừa hợp lý về chi phí vừa tạo dấu ấn với khách hàng, bạn hãy lưu ý đến một số những lưu ý mở cửa hàng mỹ phẩm cần những gì ? dưới đây nhé

• Khu vực trưng bày sản phẩm

Các sản phẩm trong cửa hàng của bạn sẽ được phân chia theo dòng sản phẩm như dưỡng da với tẩy trang, sữa rửa mặt, lotion…hay make up với kem nền, kem lót, BB Crem… Phân chia theo từng dòng sản phẩm sẽ đem đến cho khách hàng khả năng xem xét và so sánh sản phẩm dễ dàng. Hoặc bạn sẽ phân chia sản phẩm theo thương hiệu như The Faceshop, Laneige, M.A.C,… và khách hàng có thể tìm thấy ngay thương hiệu mong muốn. Các cửa hàng mỹ phẩm hiện sẽ tận dụng tối đa diện tích của tường và diện tích cửa hàng để trưng bày được càng nhiều sản phẩm càng tốt.

• Khu vực tư vấn và dùng thử sản phẩm

Khách hàng đến với cửa hàng mỹ phẩm không chỉ muốn mua được những sản phẩm mong muốn mà còn có nhu cầu được tư vấn và dùng thử sản phẩm. Với cửa hàng có diện tích rộng, bạn có thể bố trí bàn tư vấn mỹ phẩm, soi da và dùng thử sản phẩm thành từng khu riêng biệt. Trong khi với cửa hàng có diện tích nhỏ hơn, bạn có thể kết hợp khu vực tư vấn, soi da và dùng thử sản phẩm tại cùng một khu vực và thường được đặt tại trung tâm cửa hàng hoặc gần bàn thanh toán.

• Màu sắc và kích thước vật dụng

Mở cửa hàng mỹ phẩm cần những gì ? Đó là màu sắc của cửa hàng mỹ phẩm tạo nên hiệu ứng và ảnh hưởng không nhỏ đến tâm lý khách hàng trong cả quá trình mua sắm. Nếu bạn kinh doanh sản phẩm của một thương hiệu, bạn sẽ cần thiết kế và trang trí cửa hàng theo yêu cầu của thương hiệu. Trong khi kinh doanh nhiều sản phẩm từ các thương hiệu, bạn sẽ thoải mái trong việc thiết kế và trang trí cửa hàng. Tuy nhiên, lựa chọn màu sắc, ánh sáng đèn cũng như các đồ trưng bày trong cửa hàng cũng cần tạo sự thoải mái và dễ chịu cho khách hàng. Bạn hãy chọn các đồ dùng có màu sắc trang nhã, tươi sáng như màu xanh da trời, kem, vàng nhạt hoặc hồng. Bên cạnh đó là bố trí hệ thống ánh sáng trong tủ và kệ trưng bày mỹ phẩm phải phù hợp để tạo hiệu ứng tốt nhất cho sản phẩm trưng bày thêm bắt mắt.

Mở cửa hàng mỹ phẩm cần những gì ? Bạn cần đăng ký và xin giấy phép kinh doanh cho cửa hàng tại Ủy ban Nhân dân phường nơi dự định mở cửa hàng.

Mở cửa hàng kinh doanh mỹ phẩm là cách giúp bạn tiếp cận và gia tăng doanh số tuy nhiên với sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ như hiện nay, bạn có thể kết hợp bán hàng tại cửa hàng và trực tuyến thông qua thiết kế website bán mỹ phẩm chuyên nghiệp. Bằng cách “song kiếm hiệp bích” này bạn sẽ gia tăng doanh số bán hàng và chăm sóc khách hàng chuyên nghiệp hơn.

Chia sẻ kinh nghiệm kinh doanh hàng mỹ phẩm

- Không có nhận xét nào

Nhu cầu về làm đẹp và sử dụng mỹ phẩm là một trong những nhu cầu không thể thiếu với các chị em phụ nữ và rất nhiều cánh mày râu nữa. Nhất là với điều kiện kinh tế mỗi cá nhân đều được cải thiện rõ rệt các spa, siêu thị, cửa hàng mỹ phẩm từ cao cấp đến bình dân ... ngày càng xuất hiện nhiều với đầy đủ các thương hiệu mỹ phẩm từ trong và ngoài nước. Là thị trường giàu tiềm năng và khá hot thế nên độ cạnh tranh là không kém phần gay gắt. Nếu bạn đang có ý tưởng kinh doanh hàng mỹ phẩm hãy trang bị cho mình những kinh nghiệm và kiến thức cần thiết để thành công với những mục tiêu đã đề ra.


>>> Xêm thêm : Kệ trưng bày mỹ phẩm cho siêu thị, minimart hay cửa hàng
>>> Xem thêm : Tư vấn mở cửa hàng kinh doanh mỹ phẩm


Hãy chú trọng đến marketing online


Bạn biết không, để có được thành công ngày hôm nay, tôi nghĩ đa phần là nhờ chiến dịch marketing online khá hiệu quả của mình. Bằng đủ mọi chiêu trò (tất nhiên là trừ việc “giật” khách của các cửa hàng khác nhé), tôi đã mày mò và phát triển một hệ thống khách hàng thân quen ổn định.

Đủ để họ hài lòng và quay trở lại mua thêm nhiều lần nữa. Đầu tư marketing online cũng khá tốn kém, tuy vậy bạn nên biết điều gì cần làm và điều gì không nên làm để tránh lãng phí tiền của. Đôi khi, trong thời gian rảnh rỗi, tôi còn tự quay một số video đánh giá sản phẩm, vừa thu hút sự chú ý của khách hàng mà lại tự tạo danh tiếng cho thương hiệu shop của mình.

Tham khảo nhiều nguồn thông tin

Để làm được điều này, đương nhiên bạn phải cần rất nhiều thông tin. Đầu tiên, hãy tham khảo từ những trang web quốc tế xem đâu là xu hướng hiện nay.

Chẳng hạn, make-up trong suốt không tì vết với các loại kem nền cushion, màu son đậm, màu mắt vàng ánh hồng… đang trở thành trao lưu rất được ưa chuộng hiện nay. Không những thế, cần phải tham khảo thêm thông tin từ các chủ shop: Sản phẩm nào đang bán chạy, nhu cầu khách hàng, nguồn hàng…


Kệ bày hàng mỹ phẩm cũng cần nổi bật để thu hút khách hàng hơn.

Cạnh tranh giá

Nếu không thể trực tiếp nhập hàng từ nước ngoài mà chỉ là mua lại giá buôn từ các hàng mỹ phẩm xách tay, bạn nên tham khảo giá từ nhiều nguồn khác nhau để lựa chọn nơi có hàng hóa đáng tin cậy, giá thành ổn định và đảm bảo chất lượng.

Đừng ham hố đồ rẻ và không rõ nguồn gốc xuất xứ cụ thể chị em nhé! Tôi có một người bạn thân làm tiếp viên và bạn ấy thường vào các cửa hàng lớn trực thuộc những thương hiệu nổi tiếng để mua, có hóa đơn đàng hoàng nên không lo lắng khách thắc mắc.

“Khách hàng là thượng đế”

Trong ngành dịch vụ, bạn không được quyền mắc sai lầm trong các khâu phục vụ khách hàng. Đó là phương châm kinh doanh của tôi. Chính vì thế, tôi đã lập ra hẳn một quy trình phục vụ để đào tạo nhân viên bán hàng. Trong đó, cụ thể bao gồm việc tiếp đón, tư vấn, quản lý thông tin khách hàng, phản hồi khách hàng và khuyến mãi…

Đa phần để “một mũi tên trúng hai đích”, thứ nhất là “vui lòng khách đến vừa lòng khách đi”, thứ hai là thu thập thông tin về khách hàng để dễ dàng quản lý. Thái độ nhân viên phải luôn niềm nở, cười chào đón khách, giọng nhỏ nhẹ tư vấn và phải luôn nhiệt tình.

Tôi thực sự không thích các shop bán hàng có nhân viên hời hợt, cáu gắt, làm việc riêng… Có lẽ những cửa hàng đó, tôi chỉ vào một lần duy nhất chứ không có lần thứ hai. Vì vậy, phải khắt khe với nhân viên và đào tạo họ, mức lương cho nhân viên cũng không nên trả quá rẻ mạt. Như vậy, bạn mới có thể giữ được lòng trung thành và tin cậy từ phía nhân viên bán hàng. Tôi tự tin là đã thành công trong khoản này.

Nguồn Sưu tầm

Chia sẻ kinh nghiệm mở cửa hàng văn phòng phẩm

- Không có nhận xét nào

Nhu cầu về tìm mua và sử dụng văn phòng phẩm hiện nay là không hề nhỏ, không chỉ các đối tượng học sinh, sinh viên, nhà trường mà các văn phòng công ty, doanh nghiệp cũng có nhu cầu lớn sử dụng những sản phẩm này. Về mặt hàng văn phòng phẩm thì rất đa dạng từ mẫu mã đến chất lượng. Có thể kể đến các mặt hàng thông dụng như vở, giấy, bút chì ... chúng ta dễ dàng chọn được hàng trăm chủng loại khác nhau của hàng chục nhà sản xuất trong nước. Có thể khẳng định thị trường văn phòng phẩm, thiết bị văn phòng trường học ngày càng phong phú, đa dạng.
Qua khảo sát thị trường, giá cả văn phòng phẩm có tăng tuy không nhiều, từ 5-15% vì lý do giá giấy nguyên liệu tăng cao, chi phí vận chuyển và các chi phí khác cũng đều đồng loạt tăng giá. Cặp sách học sinh giá trung bình từ 150 đến 350 nghìn đồng/chiếc. Các loại tập vở cũng đều tăng giá tùy theo độ dày của giấy và số trang. Các loại bút viết của các công ty văn phòng phẩm trong nước tuy giá cao hơn chút ít song vẫn được đông đảo người tiêu dùng đón nhận bởi chất lượng cao, mẫu mã đẹp. Riêng lĩnh vực thiết bị văn phòng trường học, văn phòng phẩm, sản phẩm vừa đa dạng, khai thác nhiều tính năng, phù hợp với nhiều lứa tuổi mà chất lượng lại đảm bảo. Tuy nhiên, lĩnh vực văn phòng phẩm hiện nay đã phát triển rất mạnh. Chúng ta có thể thấy nhà sách rất nhiều, các công ty cung cấp văn phòng phẩm cũng rất nhiều. Như vậy, ta phải làm như thế nào để có thể cạnh tranh được với thị trường? Sau đây là một số gợi ý một số kinh nghiệm mở cửa hàng văn phòng phẩm:

1. Ý tưởng kinh doanh: 


Cần có một ý tưởng mới so với các đối thủ xung quanh. Ví dụ: Cửa hàng bán sách bên cạnh có cách bố trí sản phẩm không bắt mắt thì ta phải có kế hoạch trang trí, bố trí sản phẩm bắt mắt hơn, khoa học hơn, đẹp hơn, dễ tìm dễ thấy, dễ lấy, dễ mua hơn. Nếu cửa hàng bên cạnh có hạn chế trong việc tiếp xúc, giao tiếp với khách hàng thì ta phải xây dựng một đội ngủ nhân viên chuyên nghiệp, có kỹ năng bán hàng, tác phong chuyên nghiệp, biết tư vấn, biết bán hàng… Ví dụ như cửa hàng bên cạnh bày bán không đa dạng sản phẩm thì bạn sẽ đa dạng sản phẩm, sản phẩm mới, đẹp, phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng… 


2. Địa điểm bán hàng: 

Nghiên cứu kỹ về địa điểm kinh doanh. Nếu có thể lựa chọn địa điểm nằm gần trường học, siêu thị, trung tâm thương mại, công ty… sẽ là lợi thế.

a. Đối với cửa hàng sách & văn phòng phẩm:

Cần phải có vị trí dẹp, rộng rãi, có diện tích để giữ xe, nằm đối diện trường học hoặc ngay trung tâm dân cư. Diện tích mặt bằng khoảng 40-100m2, Chiều rộng mặt tiền càng rộng càng tốt, chiều dài mặt tiền không nên quá dài. Nếu chiều rộng 4 mét thì chiều dài khoảng 15 mét. Nếu chúng ta kinh doanh kết hợp với quà tặng chuyên các loại sách..hoặc thêm tạp hóa phẩm… thì diện tích mặt bằng phải 200m2:
Chi tiết: sách giáo khoa, sách tham khảo …. chiếm diện tích: 50%
Bút viết, đồ dùng học sinh 7%
File bìa hồ sơ & đồ dùng văn phòng 8%
Quà lưu niệm: 20%
Đồ chơi trẻ em & khác 15%

b. Đối với cửa hàng văn phòng phẩm chuyên cung cấp cho các cơ quan: 

Vị trí mặt tiền thì quá tốt, tuy nhiên vị trí mặt tiền thì sẽ lãng phí vì cửa hàng văn phòng phẩm cung cấp cho các cơ quan thì rất ít khách hàng vãn lai mà đa phần là đối tượng khách hàng Cơ quan, công ty có nhu cầu văn phòng phẩm, thường là bán hàng trực tiếp hoặc bán hàng thông qua các phương tiện truyền thông. Vì vậy vị trí mặt bằng không cần đẹp để giảm bớt chi phí, chỉ cần diện tích mặt bằng rộng vì hàng văn phòng phẩm rất nhiều và cồng kềnh. Cụ thể như giấy photo, giấy in, bìa, file hồ sơ, kệ nhự văn phòng, giấy vệ sinh….. Diện tích khoảng 70-100m2.


3. Cơ sở vật chất: 

Nếu là cửa hàng bán lẻ thì cách bài trí sản phẩm sẽ rất cần thiết và quan trọng. Bạn cần thiết kế kệ văn phòng phẩm phù hợp để bày bán, đảm bảo mục tiêu dễ tìm, dễ thấy, dễ lấy, dễ mua. Đối với cửa hàng nhỏ bạn nên có 2 giá chạy dài bên cạnh tường nhà, một giá ở đằng sau, và một giá ở giữa nhà, tùy từng nhà ta có thể để thành nhiều giá nhưng mỗi giá các bạn lên để tầm 1.5m- 2m vì sau này mình vận chuyển cho dễ. Tủ kính đựng văn phòng phẩm có thể để ở giữa nhà hoặc trước cửa.



4. Nhân sự và pháp lý:


Tuyển người: Với cửa hàng văn phòng phẩm có quy mô nhỏ, chỉ cần tuyển một quản lý, một kế toán – thu ngân và khoảng hai nhân viên kinh doanh, sau này có thể tuyển thêm nhân viên tùy theo sự phát triển của cửa hàng văn phòng phẩm. Cần có những con người chuyên nghiệp, ý thức và biết suy nghị lo lắng cho cửa hàng của bạn. ví dụ: tác phong luôn vui vẻ với khách hàng, biết chăm sóc, vệ sinh hàng hóa, biết lắng nghe…

Bạn là người khởi nghiệp phải nghiên cứu kỹ về nguồn hàng và tập khách hàng mục tiêu trước khi bắt tay vào kinh doanh.

Pháp lý: sau khi đã có được mặt bằng, bạn cần đến phường, xã nơi bạn định mở cửa hàng làm giấy phép kinh doanh. Cửa hàng chỉ đóng thuế khoán dưới hình thức hộ kinh doanh cá thể.


5. Công cụ quản lý: 

Vì các mặt hàng văn phòng phẩm rất đa dạng về chủng loại, kiểu dáng cũng như màu sắc, nên để dễ dàng quản lý bạn hãy sử dụng bạn có thể cần đến một giải pháp để quản lý cửa hàng hiệu quả hơn, chuyên nghiệp hơn, không mất nhiều thời gian trong việc cộng sổ sách (nhiều khi không chính xác), mất thời gian trong việc kiểm kê hàng hóa. Một phần mềm quản lý bán hàng chuyên nghiệp sẽ giúp nắm bắt thông tin về lượng hàng tồn kho, theo dõi doanh thu, lãi lỗ chính xác, thanh toán nhanh cho khách hàng để giải phóng hàng đợi thanh toán, bán hàng chính xác giá – không nhầm lẫn giá cả, quản lý nhân viên từ xa khi không có mặt tại cửa hàng, nâng cao hình ảnh thương hiệu của cửa hàng…


6. Nhà cung cấp:

Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều nhãn hiệu nổi tiếng và hàng hóa được ưa chuộng trên thị trường như: Máy tính Casio, Vinacal, Đông A, Văn phòng phẩm GSTAR, Văn phòng phẩm Horse, dụng cụ học sinh WinQ, Queen, bút viết UNI, bút viết MG, văn phòng phẩm Deli, tập vở Tương Lai (Future Book), tập vở Hải Tiến, văn phòng phẩm Hand, Marco, kệ, rổ nhựa Mica Xukiva…..Bút Thiên Long, file bìa hồ sơ Flexoffice của tập đoàn Thiên Long. Nếu ở Hà Nội phố Chả cá tập trung nhiều cửa hàng văn phòng phẩm bán buôn, giá rẻ.


7. Vốn:


– Vốn đầu tư ban đầu từ 70 -100 triệu dùng cho mô hình cửa hàng 20m2 – 40m2, dùng cho:
Đặt cọc thuê mặt bằng;
Sửa chữa, trang trí cửa hàng;
Trang bị bàn ghế, tủ, kệ bày hàng văn phòng phẩm
Các thiết bị, công cụ, dụng cụ , …;
Phần mềm quản lý bán hàng và các thiết bị mã vạch
Vốn dự phòng cho ít nhất 3 tháng đầu kinh doanh

Do vốn ít cần phải tích lũy, tái đầu tư vào hàng hóa để càng ngày càng đa dạng. Quá trình tích lũy khoảng 3-5 năm chắc chắn cửa hàng của bạn sẽ lớn mạnh và có vị thế trên thị trường.

– Vốn kinh doanh 200tr đồng cho mô hình 100 m2 trở lên:

Đây là hệ thống của bang bán lẻ văn phòng phẩm phổ biết hiện tại.Nên hàng hóa tương đối đa dạng, có bán kèm theo nhiều nhóm hàng như quà lưu niệm, đồ chơi trẻ em. Có những cửa hàng gần với các cơ quan nhà nước hoặc gần sinh viên thì có thêm photocopy…. Diện tích mặt bằng rộng khoảng 5m, sâu 15-20 mét.

– Vốn kinh doanh 2 tỷ đồng: Đây là nhưng siêu thị bán lẻ tầm trung. Có bày bán rất nhiều sách giáo khoa, sách tham khảo, sách bài tập, sách hướng dẫn. diện tích trưng bày sách chiếm khoảng 50% tổng diện tích.

Diện tích còn lại là đồ dùng văn phòng, dụng cụ học sinh, quà lưu niệm, đồ chơi trẻ em…… Có cửa hàng còn kinh doanh thêm tạp hóa phẩm, đồ dùng cho gia đình.

Nguồn : Internet

Thăng Long là đơn vị hàng đầu chuyên tư vấn, thiết kế và lắp đặt hệ thống kệ trưng bày hàng cho các siêu thị, cửa hàng trên toàn quốc. Nếu bạn có ý định mở cửa hàng văn phòng phẩm để kinh doanh thì xin bật mí cho bạn sử dụng kệ siêu thị bày hàng văn phòng phẩm chính là lựa chọn hàng đầu hiện nay. Bởi chúng mang đến quá nhiều sự tiện lợi và hiệu quả cho nhu cầu trưng bày hàng. Liên hệ ngay để biết thêm chi tiết và lắng nghe những tư vấn bổ ích nhất nhé.

Hotline : 0919.467.868 - 0964.196.611

Chia sẻ kinh nghiệm mở cửa hàng sữa

- Không có nhận xét nào

Sữa từ lâu đã trở thành thực phẩm tiêu dùng thường xuyên và ngày càng nhận được nhiều sự quan tâm từ phía người tiêu dùng. Hiện nay có không ít gia đình hay các bà nội trợ muốn mở một cửa hàng chuyên doanh sữa hay các cửa hàng mẹ và bé để kiếm thêm thu nhập. Tuy nhiên đây là hướng kinh doanh tiềm năng nhưng nếu không có kinh nghiệm bạn sẽ rất khó đạt được mục tiêu mà mình mong muốn.

Bài viết dưới đây là tổng hợp từ một đoạn hội thoại hỏi đáp cần tư vấn của một bà mẹ có ý định mở cửa hàng sữa kinh doanh để kiếm thêm thu nhập và được các cư dân mạng chia sẻ những kinh nghiệm mà họ biết. Nếu bạn cũng đang có ý định hãy tham khảo biết đâu sẽ giúp ích cho bạn nhé.

>>> Tham khảo thêm : Tư vấn mở cửa hàng kinh doanh sữa, bỉm
Mở cửa hàng kinh doanh sữa cần những gì? 

Xin chào mọi người, mình hiện đang làm văn phòng ở công ty về thực phẩm, lương chỉ gọi là tạm đủ chứ không có dư giật nhiều, qua tìm hiểu mình nảy sinh ý định mở cửa hàng kinh doanh sữa để kiếm thêm thu nhập. 

Mặc dù sữa là một mặt hàng tiêu dùng nhanh nhưng em biết thực tế kinh doanh sữa cũng không phải chuyện dễ dàng. Em mong các anh chị góp ý tư vấn giúp em về vốn, mặt bằng ,nơi phân phối sữa, nguồn hàng ở đâu là bảo đảm, nên bán loại sữa nào thì tốt nhất,..

-----------------------------------

Chào bạn, mình không có kinh nghiệm về việc mở cửa hàng bán sữa nhưng đứng về phía khách hàng, người đi mua hàng thì mình có góp ý nhỏ như thế này. Khách hàng mua sữa (nhất là các bà mẹ có con nhỏ) đều là những người tiêu dùng thông thái nên khó đánh lừa được họ lắm, cả về giá lẫn chất lượng, tốt nhất là nên nói thật sản phẩm. Ngoài ra, còn thường xuyên cung cấp thông tin về sản phẩm khách hàng, thi thoảng hỏi han tình hình sức khỏe và em bé của khách hàng, làm khách hàng cảm thấy vui thì việc kinh doanh sữa tươi sẽ tiêu thụ được đều đặn hơn.

Nếu bạn có nhu cầu bán online nữa thì cũng nên chú trọng đối tượng khách này. khách hàng online đa phần thì rất kỹ tính và khó tính, nhiều người hỏi linh tinh 1 hồi mất thời gian rồi không mua gì, chuyện mua bán cũng ko dc thuận lợi ở khâu giao-nhận hàng... Nếu không có kinh nghiệm thì bạn đừng vội buôn bán trên mạng.

Theo độc giả Tran Phuong

----------------------------------------

Chào bạn, mình đã từng là nv của 1 cty sữa, có 1 thời gian mình đi phân phối, giao hàng và tìm đại lý cho cty nên có chút kinh nghiệm chia sẻ cho bạn. 

– Về vốn tối thiểu để nhập hàng: Tuỳ thuộc vào tiềm năng của khu vực thị trường, theo mình, tình hình chung hiện nay, bạn chỉ cần nhập mỗi dòng sữa 4-6 lon, nó rơi vào khoảng gần 100 triệu. Sau đó, khi xác định được dòng sữa nào bán chạy, lượng tiêu thụ cao thấp như nào, từ đó mà đầu tư cho cửa hàng số vốn bao nhiêu. Tất nhiên nếu hướng tới bán buôn sữa thì lượng vốn tối thiểu phải rơi vào hàng tỉ. 

– Hình thức nhập hàng: Có 2 hình thức: 

1 là bạn nhập hàng của nhà phân phối khu vực bạn đang ở. mỗi khu vực địa lý sẽ có 1 nhà phân phối độc quyền, nhà phân phối chính là đại lý uỷ quyền của công ty. Ví dụ, ở chỗ bạn sẽ có nhà phân phối abc, là nhà phân phối độc quyền của công ty vinamilk ở khu vực tỉnh bạn. Thường bạn sẽ phải đăng ký chỉ tiêu nhập hàng trong tháng từ đầu tháng, ứng với mỗi chỉ tiêu là một mức trả thưởng hoặc chiết khấu, sẽ được trả vào cuối tháng. 

2 là nhập hàng của các đại lý trung gian. Bạn thích lấy bao nhiêu cũng được, mỗi lần lấy hàng bạn lấy nhiều thì chiết khấu sẽ càng cao. Họ sẽ chiết khấu trực tiếp trên đơn hàng cho bạn, không chờ đợi cuối tháng mới chiết khấu như công ty nữa. Như vậy vốn của bạn sẽ không bị tồn đọng 

– Bán nhiều loại hay một loại thì tốt hơn: Bán sữa và các sản phẩm liên quan đến sữa thôi. Ví dụ: chuyên sữa bột, sữa tươi, váng sữa, sữa chua, phô mai… Gì chứ vấn đề ăn uống của con cái rất quan trọng, phụ huynh nào cũng muốn mua ở nơi uy tín, chuyên sữa, sẽ yên tâm hơn. Đó là tâm lý chung. 

– Bán sữa của hãng nào thì tốt nhất: Tốt có 3 nghĩa, tốt cho việc kinh doanh của bạn, chất lượng sữa tốt và lượng tiêu thụ tốt. Lượng tiêu thụ tốt tức là hãng sữa bán được nhiều, nhiều nhất thì mang tính tương đối, chất lượng sữa tốt thì hãng nào sữa cũng tốt, và tìên nào của nấy. Và tốt cho việc kinh doanh của bạn là sữa bán được chiết khấu cao và nhiều người mua. Đây mới là cái tốt mà người kinh doanh nào cũng muốn hướng đến. 

– Thiết bị: Chuẩn bị quầy, tủ lạnh, tủ đông, kệ trưng bày sữa ... phù hợp với cửa hàng. 

- Về lợi nhuận: Sữa là mặt hàng tiêu dùng nhanh, thường xuyên, cho nên bạn không cần phải quá ngạc nhiên khi biết lợi nhuận trên lon sữa rất ít, chỉ vài chục, có khi vài nghìn đồng mà thôi. Nhưng nó lại được mua thường xuyên trong tháng nên nếu biết cách kinh doanh, bạn vẫn có lợi nhuận cao, nhất là khi mà các gia đình bây giờ, chẳng có em bé nào là không uống sữa, dù giàu hay nghèo.

Nếu bạn có nhu cầu mở cửa hàng, siêu thị kinh doanh sữa hãy liên hệ với http://tongkhogiake.com/ - đơn vị hàng đầu chuyên sản xuất và cung cấp các loại kệ bày hàng cho siêu thị, cửa hàng. Đến với Thăng Long bạn sẽ nhận được những tư vấn, chia sẻ bổ ích nhất, bên cạnh đó là những ưu đãi tốt nhất cho quý khách hàng.

Hotline: 0919.467.868 / 0964.196.611

Thứ Tư, 18 tháng 5, 2016

Mở siêu thị mini cần bao nhiêu vốn?

- Không có nhận xét nào

Mở siêu thị mini cần bao nhiêu vốn? Là một lĩnh vực rất được quan tâm hiện nay nên đương nhiên câu hỏi là sẽ rất nhiều người có ý định mở siêu thị mini muốn biết. Dưới đây Thăng Long xin chia sẻ một vài kinh nghiệm chúc tôi đúc kết được cùng với sưu tầm từ những chủ siêu thị mini đi trước.

>>> Xem thêm : Kinh nghiệm mở siêu thị mini với chi phí thấp nhất

Mở bất cứ cái gì để kinh doanh cũng vậy có sẵn mặt bằng, không mất tiền thuê nhà là điều tốt nhất. Thế nhưng nếu mặt bằng phải đi thuê thì bạn cần tính phí thuê mặt bằng thường sẽ phải trả trước hay đặt cọc từ 3 - 6 tháng thậm chí là 1 năm. Còn nếu không thì chỉ cần tính đến chi phí mua sắm trang thiết bị.

Với câu hỏi mở siêu thị mini cần bao nhiêu vốn thì bạn phải xác định được quy mô siêu thị mà bạn định mở ra.

- Mặt bằng để trưng bày tốt nhất nên từ 50-60m2, kho chứa hàng từ 16-20m2. 
- Mặt tiền tốt nhất nên lớn hơn 6m2.
- Mặt bằng phải chọn lựa kĩ ở gần khu dân cư đông đúc, xa siêu thị lớn và chợ truyền thống ...
- Hàng hóa phải đa dạng đáp ứng được nhiều đối tượng khách hàng.
- Tiền vốn mua hàng lần đầu ít nhất là 200tr. Nguồn hàng cần ổn định, chất lượng và giá cạnh tranh. 
- Đèn phải thật sáng nội thất, đèn cửa, đèn quảng cáo, biển hiệu.


Mở siêu thị mini cần bao nhiêu vốn?

Câu hỏi này đã được nhiều ý kiến của những người có kinh nghiệm mở siêu thị mini trước đó góp ý như sau: Phần xây dựng trên mặt bằng 150m2, tốn khá nhiều tiền, ước tính cho phần xây dựng và trang trí phải khoảng 150m2 x 650.000 = 97.500.000 đồng

+ Khoảng 50tr cho kệ bày hàng siêu thị.
+ Các thiết bị và phụ kiện khác : 
- Hệ thống camera giám sát với đầu 8 kênh lắp 4 đến5 mắt soi giá 5 -6 triệu
- Máy in hóa đơn 2,5tr 
- Máy quét mã vạch 1,5tr (máy in mã vạch không cần thiết phải mua bởi 99% hàng hóa đều đã có mã vạch sẵn.) 
- Bàn thu ngân giá trên dưới 5tr
- Xe đẩy hàng xấp xỉ 1tr / chiếc ( tùy qui mô mà mua với số lượng phù hợp), giỏ làn siêu thị 125k / giỏ xách quai inox; 300k với giỏ kéo đa năng ... 
- Phần mềm bán hàng khoảng 3 triệu, máy tính 10tr ...
+ Chi phí thuê nhân viên bán từ 3 - 5 người nên chia ca để tiết kiệm chi phí
+ Còn tủ đông, tủ mát theo kinh nghiệm bạn đưng nên mua vội mà hãy thương lượng với các nhãn hàng kinh doanh khác để họ cấp cho bạn đương nhiên bạn phải nhập và bán hàng cho họ.
...

Ngoài ra còn một vài thiết bị và phụ kiện khác bạn thấy cần thứ gì thì trang bị sau. Để mở một siêu thị mini với số vốn từ 300-500 tr là bạn có thể setup được một siêu thị như ý. Nếu bạn có nhu cầu mở siêu thị mini để  kinh doanh hãy liên hệ với Thăng Long - không chỉ là địa chỉ uy tín cung cấp các loại ke sieu thi gia re cùng với trang thiết bị nội thất chúng tôi còn nhận setup trọn gói uy tín, chất lượng giá thấp nhất. Liên hệ ngay để được tư vấn tốt nhất nhé.

Hotline: 0919.467.868 / 0964.196.611

Thứ Ba, 17 tháng 5, 2016

Kinh nghiệm chọn mua hàng Thái đang tràn ngập thị trường

- Không có nhận xét nào

Hàng Thái Lan chiếm lĩnh thị trường Việt đó là những vấn đề rất được quan tâm hiện nay, hàng Thái với ưu điểm chất lượng, giá tốt giờ đây được rất nhiều gia đình, bà nội trợ lựa chọn. Tuy nhiên chính vì sự phổ biến đó nên trên thị trường như một ma trận hàng Thái, hàng chất lượng thì không bàn những đã có rất nhiều thông tin về việc hàng Thái cũng có hàng trôi nổi, hàng nhái, hàng giả .... Vì vậy những lưu ý dưới đây sẽ phần nào giúp bạn thận trọng hơn khi đi mua hàng Thái.
Hàng hóa Thái Lan đang xuất hiện ở nhiều nơi, từ siêu thị, cửa hàng trực tuyến đến các chợ lớn nhỏ, với sự đa dạng về chủng loại và mẫu mã.

Tuy nhiên, theo nhiều ý kiến tư vấn, người tiêu dùng nên xác định được loạihàng hóa Thái tốt rồi hãy chọn mua thay vì hoàn toàn sử dụng đồ Thái Lan. Chị Thu, chủ cửa hàng tạp hóa trên phố Duy Tân, Cầu Giấy, Hà Nội chia sẻ: “Hiện nay, hàng Thái Lan đang ngày càng phổ biến ở Việt Nam. Mặc dù vậy, tôi không nhập quá nhiều bởi hàng Thái không phải loại nào cũng tốt như mọi người nghĩ. Với tôi, chỉ một số mặt hàng của Thái tốt như đồ cao su, vải, bánh kẹo… chứ những mặt hàng phổ biến như xà bông, bột giặt, nước xả vải… đều không thể bằng hàng Việt Nam trong khi đó giá vẫn không thấp đi là bao”.

Từng sính hàng Thái Lan, chị Liên (36 tuổi, Cầu Diễn, Hà Nội) cho biết: “Từ trước đến nay, tôi rất chuộng hàng Thái. Nhưng có một lần tôi mua phải hàng Trung Quốc đội lốt hàng Thái nên từ đó rất cẩn trọng mỗi khi mua hàng Thái Lan. Vì thế, mọi người có mua thì nên kiểm tra thật kỹ, đừng quá ham của rẻ có thể hàng kém chất lượng hoặc bị tráo lộn vào để đánh lừa người tiêu dùng”.


Cũng như chị Liên, chị Phạm Thị Cảnh (Kim Mã, Hà Nội) tư vấn, mua hàng Thái có nguy cơ mua phải hàng trôi nổi rất cao. Chị Liên kể: "Gia đình tôi đã dùng hàng Thái Lan hơn hai năm nay. Trước là nhờ bà con ở Thái Lan gửi về, sau đó là mua ở một số cửa hàng Hà Nội. Từ kem đánh răng, sữa tắm sữa dê, dầu gội, sữa rửa mặt, kem dưỡng da chất lượng đều rất tốt. Nước rửa chén, nước xả hay nước lau sàn thì không bị nhờn dính, dùng ít mà khôn g hao, lại khô và sạch ngay từ lần đầu xả nước. Tuy nhiên, mới đây tôi mua cho gia đình một chai sữa tắm của Thái nhưng chất lượng không được như mong đợi. Sữa tắm loãng, mất mùi và hầu như không có khả năng tạo bọt. Khi kiểm tra lại tôi mới thấy thông tin không in vào vỏ chai mà in vào lớp giấy bóng kính dán phía ngoài, rất dễ ràng lột bỏ. Rất có thể đây là hàng bị tráo trộn không đảm bảo chất lượng. Vì thế, khi mua hàng Thái, các bạn nên mua những sản phẩm có thêm nhãn mác tiếng Việt từ nhà nhập khẩu để có thông tin chi tiết và chuẩn xác’.

Nhiều người cho rằng, loại sản phẩm Thái Lan nên thận trọng nhất khi mua đó là mỹ phẩm Thái Lan. Hiện nay trên các gian hàng trực tuyến, các shop thời trang, mỹ phẩm Thái Lan luôn chiếm số lượng lớn. “Hàng Thái thông thường không có tiếng Anh và phụ đề tiếng Việt nên tôi không thể đọc được công dụng, thông tin xuất xứ cũng như cách sử dụng của sản phẩm. Có lần mua kem dưỡng da Thái Lan nhưng chỉ biết mua theo hướng dẫn của người bán và kinh nghiệm sử dụng mỹ phẩm của họ. Chỉ khi mua về sử dụng được ba lần thì bị dị ứng, cất công tìm hiểu tôi mới biết sản phẩm mình mua là nhái vì có nơi bán sản phẩm y chang mà giá lại đắt hơn nhiều”, bạn Thảo, sinh viên ĐH Sư phạm Hà Nội cho biết.

Theo lời khuyên của một số người có kinh nghiệm, muốn mua được hàng Thái tốt, người tiêu dùng nên cân nhắc kỹ nguồn bán, vào những cửa hàng có uy tín để mua. Nếu mua được hàng xách tay thì tốt nhất vì lúc đó sẽ nắm rõ được nguồn gốc xuất xứ của mặt hàng mình đã mua.

Nguồn Sưu tầm

Hàng Thái Lan với ưu điểm chất lượng và giá thành cạnh tranh nên ngày càng được người tiêu dùng ưu chuộng. Tuy nhiên vẫn không thể tránh khỏi tình trạng bị làm giả, làm nhái. Chính vì vậy hãy là người tiêu dùng thông thái để không bị tiền mất, tật mang. 

Nếu bạn có nhu cầu mở cửa hàng, siêu thị kinh doanh hàng Thái Lan hãy liên hệ với Thăng Long - chúng tôi chuyên cung cấp các trang thiết bị nội thất cho siêu thị, cửa hàng như kệ bày hàng tạp hóa cùng với kệ trưng bày siêu thị, camera, máy in hóa đơn, máy quét mã vạch ... Liên hệ ngay để được tư vấn và chia sẻ kinh nghiệm mở siêu thị tối ưu nhất nhé.

Hotline : 0919.467.868 - 0964.196.611

Góc tối thị trường bán lẻ :Doanh nghiệp chật vật vì bị ép

- Không có nhận xét nào

Việc liên tiếp các chuỗi siêu thị lớn tại Việt Nam như Big C, Metro ... về tay người Thái khiến cho không chỉ các doanh nghiệp bán lẻ bị ảnh hưởng mà ngay cả các đơn vị sản xuất nội cũng phải điêu đứng vì bị ép chiết khấu cao ... Giờ đây hàng Thái đang dần chiếm lĩnh thị trường không những tại các siêu thị lớn, cửa hàng tạp hóa mà đến cả các chợ truyền thống hay vào tận các gia đình Việt.

Tổng giám đốc Vissan Văn Đức Mười cho biết, việc các siêu thị lớn như Metro, BigC ép doanh nghiệp phải tăng chiết khấu cho siêu thị là “chuyện cơm bữa”, năm nào cũng có.


Mệt vì các khoản phí, chiết khấu

Trao đổi với PV Tiền Phong Tổng giám đốc Vissan Văn Đức Mười cho biết, việc các siêu thị lớn như Metro, BigC ép doanh nghiệp phải tăng chiết khấu cho siêu thị là “chuyện cơm bữa”, năm nào cũng có.

“Năm nào họ cũng ép phải tăng chiết khấu rất dữ dội. Với những doanh nghiệp có thương hiệu, có sức mạnh trong hệ thống phân phối thì họ sẽ phải đàm phán rất kỹ, khó có thể ép được. Đa phần những doanh nghiệp nhỏ đều phải nhượng bộ, để bán được hàng vào hệ thống của họ. Ngoài kênh bán trong siêu thị Metro, BigC và các siêu thị khác, chúng tôi đã xây dựng được 130 nghìn điểm bán lẻ trên toàn quốc nên có thể đàm phán tay đôi kéo dài thời gian tăng chiết khấu với họ”, ông Mười cho biết.

Đại diện một doanh nghiệp ngành hàng thực phẩm tại TPHCM cho biết, bán được hàng vào siêu thị là cả một hành trình vất vả. Ngoài những thủ tục hành chính, doanh nghiệp phải cam kết trả, hỗ trợ đủ các khoản chi phí như: Tiền thuê quầy kệ trưng bày, hỗ trợ khai trương siêu thị mới, hỗ trợ sinh nhật siêu thị, hỗ trợ các chương trình khuyến mại chung của siêu thị, phí tạo mã hàng, chiết khấu bán hàng, phí hỗ trợ vận chuyển… Thậm chí doanh nghiệp phải có những khoản lót tay khác cho các nhân viên phụ trách ngành hàng để được ưu tiên vị trí bày đẹp trên hệ thống kệ.

“Để đưa được hàng vào siêu thị, doanh nghiệp phải chấp nhận mức chiết khấu thấp nhất 20%-30%. Nhiều mặt hàng sau khi đưa vào siêu thị hầu như không có lãi. Có mặt hàng chỉ lãi chưa được 1%. Dù lượng hàng bán trong hệ thống các siêu thị Metro, BigC chỉ chiếm vài phần trăm trong tổng doanh số bán hàng nhưng chúng tôi vẫn phải duy trì để giữ thị phần”. Theo vị này, gần 2 năm trở lại đây, họ đã phải rút một số nhãn hàng không bán trong hệ thống các siêu thị này do bị lỗ khi đưa hàng vào bán tại đây. Với các doanh nghiệp nhỏ nếu không có hệ thống phân phối riêng, khi bán được hàng vào các hệ thống này khả năng nhận biết thương hiệu và hiệu quả kinh doanh có cải thiện. Tuy nhiên, khi đàm phán, đa phần các doanh nghiệp nhỏ đều bị yếu thế và buộc phải chấp nhận yêu sách của siêu thị đưa ra.


Hỗ trợ hàng nội để cùng phát triển

Sau khi có thông tin siêu thị Big C, Metro “đuổi khéo” các mặt hàng nội, nhiều siêu thị Việt cho biết đang tận dụng việc hợp tác với các doanh nghiệp trong nước để phát triển. Trao đổi với Tiền Phong, ông Lê Khắc Hiệp, Phó Chủ tịch Tập đoàn Vingroup cho biết, tập đoàn đang thực hiện chiến lược bắt tay với nhà sản xuất nội để phát triển. Cụ thể, tập đoàn đã xây dựng chính sách chiết khấu thương mại với ưu đãi cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam tiêu thụ hàng qua hệ thống hơn 50 trung tâm thương mại, 800 siêu thị VinMart và cửa hàng tiện lợi VinMart+ của tập đoàn. Riêng các mặt hàng thực phẩm tươi sống, tập đoàn cam kết phân phối các sản phẩm sạch, an toàn với mức giá bằng đúng giá bán của nhà cung cấp trong vòng một năm. Bên cạnh đó, tùy thuộc vào tình hình thực tế và tiềm năng của từng doanh nghiệp, Vingroup sẽ có thêm những chính sách hỗ trợ về hiện diện và khuyến mại… “Toàn bộ hệ thống bán lẻ của Vingroup sẽ là cầu nối hiệu quả để hàng Việt Nam chất lượng cao đến được với đông đảo người tiêu dùng”, lãnh đạo Vingroup nói.

Theo Chủ tịch Hiệp hội các nhà bán lẻ Việt Nam Đinh Thị Mỹ Loan, doanh nghiệp nội cần vượt qua các thách thức từ mô hình mua sắm truyền thống sang hình thức mua sắm hiện đại và đầu tư vào chuỗi các cửa hàng, siêu thị bán lẻ, liên kết để phát triển các hình thức bán lẻ mới.

Nguồn Sưu tầm

Thứ Bảy, 14 tháng 5, 2016

Kinh nghiệm chống thất thoát hàng hoá trong kinh doanh siêu thị, cửa hàng

- Không có nhận xét nào

Hiện nay các mô hình bán lẻ được đánh giá là hướng kinh doanh rất tiềm năng và đầy thành công. Tuy nhiên nếu bạn là người mới chân ướt, chân ráo bước vào lĩnh vực này thì sẽ có nhiều thách thức chờ đón bạn. Ngoài tính cạnh tranh ở lĩnh vực kinh doanh nào cũng có thì thất thoát hàng hóa là vấn đề gây ra không ít sự đau đầu cho các chủ của hàng và siêu thị. 

>>> Tin cùng chuyên mục : Chi phí mở một siêu thị mini

Những nguyên nhân chính gây thất thoát hàng hóa :

1) Nhóm nguyên nhân bên trong gồm: 
- Khâu quản lý kho và cách phân cấp phân quyền chưa khoa học, sát xao từ đó dẫn đến việc 
            + Kiểm kê hàng hóa không chính xác 
            + Dán mã hàng hóa nhầm hàng đó là việc mang tem của mặt hàng này dán nhầm sang tem của mặt hàng khác 
            + Trưng bày lộn xộn khi tìm kiếm hàng hóa trở nên rất khó khăn Lơ là trong khâu kiểm soát dẫn đến chính nội bộ làm thất thoát 
- Mất hàng do chính sách khuyến mại và thẻ của khách hàng bị nhân viên tận dụng xử lý. 
- Mất cắp do nhân viên nhận tiền của khách nhưng lại không nộp lại

2) Nhóm nguyên nhân bên ngoài gồm : 
– Mất cắp bởi những khách hàng vào quầy (Đối với những mặt hàng nhỏ dễ bỏ túi khách hàng thường lấy luôn mà không qua quầy tính tiền). 
– Đối với hàng thực phẩm ăn liền có thể mất cắp do chính khách hàng sử dụng tại chỗ trong siêu thị 
– Khách hàng sử dụng thủ thuật bóc tem của mặt hàng rẻ tiền dán lên mặt hàng đắt tiền để nhân viên tính tiền bị sai 

Nhìn vào danh sách các nguyên nhân chúng ta thấy có đến 70% là mất mát do nguyên nhân bên trong điều đó có nghĩa là chúng ta hoàn toàn có thể khắc phục được nếu bài toán quản lý nội bộ được xây dựng một cách khoa học.



Chia sẻ kinh nghiệm tránh thất thoát hàng hoá:

1. Quản lý hàng hoá bằng mã vạch, phần mềm quản lý bán hàng

Bài toán kho – vốn là nơi có nhiều hàng hóa khuất tầm mắt chủ cửa hàng – có vẻ khó để không có thất thoát? Tuy chủ cửa hàng không thể tự mình xử lý kho 24/24 nhưng vẫn có thể theo dõi xuất – nhập – tồn kho theo thời gian thực, kiểm soát hoạt động của từng nhân viên, nhờ đó mà can thiệp kịp thời và có cơ sở kết luận về phẩm chất của nhân sự kho. Phần mềm quản lý bán hàng bằng mã vạch sẽ giúp bạn giải quyết được vấn đề trên.

Bán hàng, ghi chép thủ công thường xuyên gây ra tính nhầm giá, thu nhầm tiền do trên thực tế có khá nhiều sản phẩm trông tương tự nhau, nhiều mặt hàng cùng một hãng sản xuất phân biệt nhau bằng ngôn ngữ nước ngoài thật khó nhớ.

Sử dụng thiết bị đầu đọc mã vạch trong khi bán hàng để hỗ trợ phân biệt các loại mã hàng hoá mà nhân viên cửa hàng không nhất thiết phải thuộc tên tất cả sản phẩm, do đó hoàn toàn không thể nhầm lẫn khi tính giá.

Ngoài ra, nếu muốn, cửa hàng có thể in ra mã vạch kèm theo giá bán thể hiện ngay bên dưới. Làm như vậy, ngay cả khách hàng cũng có thể kiểm tra việc tính giá trên hóa đơn có đúng hay không nên nhân viên cửa hàng khó làm gian dối được.

Cách thức bán hàng truyền thống đang ngốn không dưới 10 phút và 1-2 nhân viên cho 1 khách hàng: kiểm tra hàng, giao hàng và ghi sổ sách, nhận thanh toán, sắp xếp lại hàng hóa. Nhưng nhiều khách hàng vẫn chưa thực sự hài lòng: họ vẫn cần thanh toán nhanh hơn, hóa đơn chính xác hơn… Bán hàng có hỗ trợ của công nghệ sẽ làm chuẩn hóa các bước bán hàng; tức là rút ngắn quy trình và hiện đại hóa các công cụ bán hàng.

2. Bán hàng phải có hoá đơn

Hoá đơn bán hàng không chỉ giúp cho nhà quản lý có thể kiểm soát được hàng hoá mà còn tránh sự sai sót với khách hàng. Khách hàng sẽ dùng nó đối chiếu những mặt hàng đã mua. Nên yêu cầu khách hàng lấy hoá đơn vì bảo vệ quyền lợi của họ. Trong trường hợp có xảy ra sai sót thì hoá đơn chính là bằng chứng tốt nhất. Ngoài ra khi sử dụng phần mềm quản lý bán hàng mọi giao dịch đề ghi nhận lại hành động “In hóa đơn”, nếu thu ngân nào ko in thì sẽ bị trừ tiền theo quy định (phải có chính sách từ trước). Đồng thời phân quyền trong phần mềm không cho phép nhân viên thu ngân sửa/xóa chứng từ mà chỉ được phép làm điều chỉnh hoặc chuyển quyền sửa cho người quản lý cấp cao hơn. Hoặc nếu cho sửa thì phần mềm phải ghi nhận lại hành động sửa đổi để về sau người quản lý có thể truy ra nội dung họ sửa là gì và sửa vào lúc nào, sửa ở đâu,…

Một điều nữa là hoá đơn chính là hình thức quảng cáo cho chính cửa hàng.

3. Lắp camera theo dõi: Lắp hệ thống camera theo dõi kiểm soát hàng hoá, đặc biệt quầy thu ngân.

4. Trang bị thiết bị an ninh và cổng an ninh: Dán tem từ hoặc đính tem cứng nên những mặt hàng có giá trị lớn. Đối với những mặt hàng nhỏ tập trung trưng bày tại 1 quầy và có nhân viên giám sát. Thông thường những mặt hàng nhỏ này bày tại quầy thu ngân.

5. Hệ thống giá kệ siêu thị trưng bày hàng được sắp xếp logic, khoa học : với hệ thống kệ hàng hóa được bày gọn gàng, tạo không gian mở giúp nhân viên dễ kiểm soát, dễ quản lý hàng  ...


Tóm lại để bạn có thể kiểm soát hàng hóa tốt và chính xác bạn cần phải làm các việc sau:

– Xây dựng quy trình quản lý kho chặt chẽ phân công công việc rõ ràng có ký bàn giao.

– Lựa chọn một phần mềm quản lý bán hàng phù hợp.

– Trang bị đầu đọc mã vạch và máy in hoá đơn và thiết bị kiểm kho.

– Lắp đặt camera và hệ thống an ninh chống trộm.

Để hạn chế  được thất thoát hàng hóa cũng cần bạn phải có sự nhạy bén cùng với cách quản lý khoa học. Nếu bạn có nhu cầu triển khai hệ thống cho siêu thị, của hàng  hãy liên hệ với Thăng Long - địa chỉ hàng đầu chuyên cung cấp các trang thiết bị cho siêu thị, cửa hàng ... Liên hệ ngay để được tư vấn và báo giá tốt nhất nhé.

Làm thế nào để vượt qua đối thủ trong kinh doanh siêu thị?

- Không có nhận xét nào

Việt Nam được đánh giá là thị trường bán lẻ vô cùng tiềm năng và phát triển. Hiện nay các siêu thị, cửa hàng mọc lên như nấm, là hình thức kinh doanh có tỉ lệ thành công cao thế nhưng đằng sau đó có không ít những khó khăn, thách thức và một trong số đó chính là cạnh tranh. 
Dưới đây là một bài toán nan giải do chính độc giả gặp phải và nó cũng là nỗi lo của không ít người chủ siêu thị cửa hàng khác : 

" Chả là cửa hàng của mình nằm gần 1 cái siêu thị diện tích tầm 500m2, trước khi mình mở cửa hàng thì siêu thị chỉ bán những mặt hàng nhu yếu phẩm chính, nhưng từ khi nhà mình mở ra thì họ đầu tư full opition hết luôn từ những thứ nhỏ như kim chỉ đến đồ điện, rau, củ, quả ... Mình phân tích qua tình hình của bên mình và họ rồi rút ra những điểm lưu ý sau :

ƯU ĐIỂM : về mặt hàng hóa thì siêu thị họ hơn mình mỗi khoản rau, củ, quả và diện tích trưng bày hàng nhiều hơn. 

NHƯỢC ĐIỂM : Giá bán của siêu thị cao hơn nhà mình tối thiểu là 2k/1 sản phẩm, khách đã mua hàng là miễn đổi trả. Thái độ phục vụ của nhân viên siêu thị thì phải nói là quá tồi, không có giao hàng tận nơi như nhà mình. 

Vấn đề đặt ra : Làm thế nào để vượt qua siêu thị đó ? Mọi người tham mưu giúp mình nhé."


Và dưới đây là chia sẻ của các chủ chủ cửa hàng, siêu thị đi trước :

" Thực ra diện tích và vốn chưa chắc đã nói lên khả năng tồn tại của 1 siêu thị (mô hình này là siêu thị level 3). Mình đã từng chứng kiến khá nhiều người không hề có kinh nghiệm mở siêu thị rồi. Rất nhiều siêu thị rất lúng túng khi mới bắt đầu kinh doanh. Tuy nhiên có nhiều người họ tiến bộ không ngừng. Ban đầu họ có thể gặp khó khăn như những người mới mở trong hội, sau 1 thời gian họ điều chỉnh lại thì vẫn là 1 vị thế lớn bởi họ có nhiều lợi thế (ít nhất là về diện tích). Làm gì để canh tranh với họ? Theo mình ở bất cứ mô hình kinh doanh gì thì việc tập trung nâng cấp chính mình chính là cách duy nhất để cạnh tranh với bất cứ đối thủ nào. Mục đích của cạnh tranh là chiến thắng...mình mỗi ngày. Doanh thu năm nay hơn năm ngoái, tháng này hơn tháng trc, ngày hôm nay hơn hôm qua. Hiểu đối thủ chỉ để hoàn thiện chính mình mà thôi? "

Trong bất kì lĩnh vực kinh doanh nào cũng vậy hãy nghiên cứu đối thủ, lọc ra những điểm tốt của họ để học hỏi, còn khuyết điểm của họ thì tránh xa và làm tốt hơn họ ở mảng đó bạn sẽ thành công.

Nguồn Sưu tầm

Thứ Sáu, 13 tháng 5, 2016

6 nguyên tắc sắp xếp không gian tối ưu

- Không có nhận xét nào

Trong kinh doanh bán lẻ ngoài yếu tố mặt bằng là quan trọng nhất thì phân bổ không gian bên trong siêu thị, cửa hàng cũng vô cùng quan trọng. Theo nghiên cứu không chỉ là mang lại hình thức đẹp mắt mà nó còn có tác dụng kích thích mua sắm, tăng doanh số bán hàng cho cửa hàng, siêu thị. Dưới đây là những yếu tố bạn cần quan tâm khi sắp xếp hàng hóa cũng như bài trí không gian bên trong căn phòng.

>>> Xem thêm : Kinh nghiệm chống thất thoát hàng hoá

1. Bày được hết hàng hóa: 


Tâm lý chung khách hàng ai cũng vậy khi bước vào mỗi cửa hàng siêu thị với các tầng kệ  đầy ắp hàng hóa bao giờ cũng thích hơn những siêu thị chỉ lác đác vài món hàng. Khách hàng càng nhìn thấy nhiều hàng, họ càng dễ vào mua. Bạn sẽ muốn thiết kế cửa hàng thế nào để khách muốn tham quan hết mọi nơi hoặc muốn quay lại lần sau nếu không có thời gian. Việc bố trí biển hiệu, khu vực giảm giá, thang cuốn, bậc tam cấp, phòng thay đồ và hàng hóa hợp lý sẽ giúp bạn đạt được mục tiêu này. (Nhiều siêu thị để những mặt hàng tiện ích ở khu vực phía sau để dàn bớt khách cho các khu vực khác). 

2. Để dành những chỗ dễ thấy nhất, nhiều khách qua lại nhất cho những mặt hàng bán chạy và có lời nhất:

Những mặt hàng đem lại lợi nhuận cao và những mặt hàng đem lại tâm lý muốn mua cho khách hàng dù không có nhu cầu nên được đặt ở những chỗ dễ thấy nhất. Rồi những mặt hàng đắt tiền bày ở những tầng vừa tầm mắt của kệ để hàng, hàng rẻ hơn thì lên tầng cao hơn ... hàng dành cho trẻ cũng lên đặt ở vị trí trẻ dễ thấy nhất ...


3. Hạn chế thất thoát hàng hóa

Để những đồ nhỏ bé, đắt tiền trong tủ kính có khóa, sử dụng gương lồi ở những góc khuất và lắp camera theo dõi. Bố trí không gian mở sẽ giúp nhân viên bán hàng quan sát được hết mọi động thái của khách hàng. 

4. Thử nghiệm để tạo sự mới mẻ, hấp dẫn: 

Để thay đổi không gian và cách bài trí thì các đồ dùng, vật dụng trong cửa hàng của bạn phải dễ dàng dịch chuyển và điều chỉnh , vì thế hãy lưu ý điều này khi chọn mua tủ đồ, giá để, đèn và các trang thiết bị khác.

5. Xếp những dòng sản phẩm liên quan cạnh nhau: cà vạt phải để gần với áo sơ mi, máy in phải gần máy tính, lọ đựng phải để gần với hoa …. đó là cách bài trí cơ bản mà bạn cần phải biết. Để làm tốt việc này bạn cần phải phân loại hàng hóa chi tiết để có thể phân khu cũng như phân loại hàng hóa một cách khoa học nhất.

6. Phân khu và sắp xếp các gian hàng logic: Các gian hàng thời trang nên bố trí cùng một chỗ. Mỹ phẩm, phụ kiện, trang sức có thể đặt cạnh nhau. Sách dạy nấu ăn có thể để gần các dụng cụ làm bếp. Các gian hàng và chủng loại mặt hàng cần có sự kết hợp hài hòa để tạo thuận lợi nhất cho khách hàng và kích thích mua chéo.

Nguồn Sưu tầm

Với mỗi cửa hàng hay siêu thị sản phẩm quan trọng nhất, cần phải mua và lựa chọn kĩ nhất chính là kệ bày hàng siêu thị chuyên trưng bày hàng. Bởi đơn giản chúng giúp bạn tối ưu tối đa khâu trưng bày hàng, bày nhiều hơn, phân loại tốt hơn, gọn gàng hơn, thông thoáng hơn và chất lượng hơn. Nếu bạn có nhu cầu hãy liên hệ ngay với Thăng Long để được tư vấn và báo giá ưu ái nhất nhé.

Hotline : 0919.467.868 - 0964.196.611

Mở cửa hàng thực phẩm sạch cần bao nhiêu vốn

- Không có nhận xét nào

Mở cửa hàng, siêu thị thực phẩm sạch nói là đã mới thì cũng không phải bởi đã có rất nhiều mô hình như vậy phát triển tuy nhiên vẫn chưa có thật nhiều kinh nghiệm bổ ích được chia sẻ. Sau đây Thăng Long xin chia sẻ một bản phân bổ nguồn vốn cơ bản bạn nên biết nếu muốn kinh doanh loại hình này. Nó giúp bạn trả lợi những câu hỏi như chi phí mở cửa hàng thực phẩm sạch hay các trang thiết bị cần mua cho cửa hàng thực phẩm sạch ...?

>>> Xem thêm : Kinh nghiệm kinh doanh thực phẩm sạch
>>> Xem thêm : Giới thiệu một vài mẫu giá kệ để rau quả sạch


Nếu muốn đầu tư 100 triệu để mở cửa hàng thực phẩm sạch, bạn có thể phân bổ nguồn vốn như sau:

- Thuê cửa hàng: 24 triệu/6 tháng 
Nếu nhà bạn có sẵn mặt bằng thì đó là điều quá tốt bạn sẽ không còn phải lo lắng về vấn đề mặt bằng nhà cửa. Chi phí thuê đó sẽ là nguồn vốn cho bạn đầu tư vào những việc khác

- Mua sắm đồ: 25 triệu bao gồm tủ đông, tủ mát, kệ bày rau quả, giá để hàng, máy in hóa đơn, máy quét và in mã vạch ... Bạn nên cân đối đồ gì cần thiết phải mua còn không có thể bỏ qua để tiết kiệm chi phí.

- Trang trí cửa hàng: 3 triệu . Bạn nên chú ý đến hình thức cửa hàng bởi một cửa hàng thân thiện, bắt mắt sẽ dễ dàng thu hút cũng nhu tạo được thiện cảm từ phía khách hàng.

- Chi phí điện nước và thuê nhân viên tháng đầu: 10 triệu 

- Nhập hàng và dự trữ vốn: 38 triệu. Nguồn hàng đầu tiên là phải sạch, chất lượng và ổn định. Bạn nên khảo sát, tìm hiểu thật kĩ để tránh tồn hàng dẫn đến hư hỏng.

Hotline : 0919.467.868 - 0964.196.611